Bảo quản thức ăn gia súc
Một số biện pháp bảo quản thức ăn:
1. Kho nguyên liệu, thức ăn xây dựng nơi cao ráo, thoáng mát, đầu gió, có mái không dột, xung quanh có cống rãnh thoát nước. Có lỗ thông gió, thông hơi, có quạt, kho kín có máy lạnh, máy hút ẩm, hoặc quạt thông gió. Nền kho cao 50 -80 cm, dưới nền xây cuốn làm hầm để không khí lưu thông. Tường kho tráng xi măng chống thấm, không xây kho gần hồ ao.
2. Để chuẩn bị nhập nguyên liệu và thức ăn dự trữ, cần dọn kho cho sạch sẽ, phun thuốc sát trùng như phoóc-mol 2%, hoặc dipterex 0,65% (ít dùng), sulfat đồng 0,5%, hoặc nước vôi đặc để diệt vi khuẩn nấm mốc độc gây hại cho vật nuôi. Nếu kho đang có thức ăn dự trữ, cần định kỳ phun thuốc sát trùng diệt côn trùng, nấm mốc.
3. Xe vận chuyển, dụng cụ ở kho phải vệ sinh sát trùng sạch sẽ. Lối vào kho có hố sát trùng đựng nước vôi đặc, tốt nhất là thuốc sát trùng crezyl 3%... Có dụng cụ phòng hòa, có nước dập lửa khi có sự cố.
4. Bao, quây cót, sylô chứa đựng nguyên liệu và thức ăn chế biến phải sạch, được khử trùng. Xếp bao đựng nguyên liệu, thức ăn theo lô, hàng cho từng loại riêng ở vị trí thích hợp, có lối đi lấy nguyên liệu, thức ăn sử dụng theo thứ tự trước dùng trước, sau dùng sau, và kiểm tra hàng ngày ... Các loại nguyên liệu bột cá, khô dầu... cao đạm xếp nơi thoáng mát nhất; premix để ở phòng mát, phòng lạnh; thuốc bổ, vitamin... để phòng lạnh, tủ lạnh.
5. Nguyên liệu nhập vào kho phải khô, sạch, có độ ẩm qui định, thường là 12 - 14%, loại những loại kém phẩm chất (mốc, mọt, ẩm...) không đạt tiêu chuẩn, kém vệ sinh, lẫn nhiều tạp chất, cát sạn....
Tuyệt đối không nhập nguyên liệu thức ăn từ vùng có dịch bệnh gia súc, gia cầm được công bố hoặc nguồn có thông tin tin cậy.
Biện pháp tốt phòng nấm mốc là phải phun thuốc chống nấm như acid acetic... vào nguyên liệu trước khi nhập vào kho.
6. Có thẻ kho, ghi nhập xuất; ngày, loại nguyên liệu, thức ăn, nơi xuất nhập, số lượng, ghi chú chất lượng, số còn lại, tên người, v.v... để theo dõi kịp thời, đầy đủ.
7. Định kỳ đảo kho trên xuống dưới, trong ra ngoài cho nguyên liệu, thức ăn. Xông sát trùng mọt, sâu ..., xông xong 7 ngày sau mới dùng loại nguyên liệu được xông. Kiểm tra thường xuyên nguyên liệu, thức ăn nếu có hiện tượng ẩm, vón, mốc ... phải có biện pháp xử lý phơi, sấy ... hoặc loại bỏ.
8. Thức ăn hỗn hợp, đậm đặc, bổ sung đã được chế biến không để bảo quản lâu trong kho; mùa hè 7 - 10 ngày, mùa đông 10 - 15 ngày, loại có bổ sung dầu mỡ để phòng lạnh có thể đến 15 ngày, để nơi thoáng 5 - 7 ngày.
( Nguồn: Chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, NXB Văn hóa - Dân tộc, 2000, tr.131 – 133.)
Các bài viết khác...
- - Bảo quản rau quả tươi
- - Chỉ số thu hoạch một số loại quả nhằm nâng cao chất lượng bảo quản, chế biến sau thu hoạch
- - Qui trình lên men hạt ca cao
- - Công nghệ chế biến mới cho bưởi, sầu riêng
- - Bảo quản trứng vịt bằng màng bọc nhân tạo
- - Bảo quản rau quả bằng phương pháp làm lạnh sơ bộ
- - Cách tăng sản lượng đậu hủ khi chế biến
- - Bảo quản rau nhiều tuần bằng màng mỏng
- - Bảo quản và chế biến chuối
- - Cách bảo quản hạt và cây giống được tốt
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...