Các phương pháp hỗ trợ trong bảo quản lạnh và đông lạnh
Với nồng độ cao, CO2 ngăn ngừa sự phát triển mốc. Điều đó có nghĩa là hiệu quả ức chế mốc của CO2 phụ thuôïc nhiều vào nồng độ xử lý. Tuy nhiên CO2 có thể hoặc không có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn tùy nghi, trong khi đó vi khuẩn lactic và vi khuẩn kỵ khí tuyệt đối không bị ảnh hưởng. Nói cách khác, nấm mốc và vi khuẩn hiếu khí bị ức chế chọn lọc với hàm lượng CO2 cao. Như vậy khi tồn trữ thịt với nồng độ CO2 thích hợp sẽ trì hoãn sự biến chất trên bề mặt thịt, do vậy chúng không ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn kỵ khí gây hư hỏng bên sâu miếng thịt. Đình chỉ toàn bộ sự phát triển của nấm mốc ở nồng độ 40% CO2; nhưng nồng độ trên 20% đủ sức hình thành MetMb ở mô cơ và mô mỡ, cho nên thịt mất vẻ đẹp tự nhiên. Thực nghiệm chỉ rằng ở nồng độ 10% CO2 thì thời gian tồn trữ thịt ở 00C tăng lên hai lần so với cùng điều kiện bảo quản. Đây là cách kéo dài thời gian tồn trữ thịt lạnh tới 60 - 70 ngày. Tuy nhiên CO2 không đem lại hiệu quả trong việc tồn trữ thịt ba-rọi vì sự oxy hóa mỡ mặc dù không tìm thấy vi khuẩn hiện diện
Nồng độ 10% CO2 còn có thể áp dụng trong việc vận chuyển thịt bò lạnh từ Úc đến Anh quốc mà không làm mất vẻ đẹp trên thịt bò, không tìm thấy mốc và các dấu hiệu hư hỏng như đổ nhớt hoặc hôi thối
* Ôzôn-hóa (ozonization)
Xử
lý thịt với ôzôn trong thời gian ngắn sẽ hạn chế sự phát triển của nấm
mốc trên bề mặt thịt, nhưng tác dụng này trên vi khuẩn chỉ có ý nghĩa
khi độ ẩm ở bề mặt thịt thấp. Ngoài ra ôzôn trong không khí của phòng
lạnh phá hủy vi khuẩn trên bề mặt thịt và ngăn ngừa mùi hôi thối nhưng
đây không là phương pháp thích hợp cho việc dự trữ dài ngày vì chúng làm
cho thịt nạc bị biến màu và hình thành các sản phẩm ôi khét từ chất béo
của thịt. Tuy nhiên ôzôn hóa có giá trị đặc biệt trong việc xử lý các
hình thức hư hỏng của thịt lạnh đông được nhập khẩu.
Xử lý các dạng
hư hỏng trên thịt lạnh khó hơn thịt cấp đông. Trong quá trình xử lý,
thịt bị mất dáng vẻ đẹp tự nhiên của chúng. Để tránh hư hỏng, lúc xử lý
thịt phải được tiến hành ở nhiệt độ thấp đến nỗi các tinh thể nước đá
hình thành bên trong chất thịt. Tuy nhiên thịt vẫn mất tính hấp dẫn cho
người mua nhưng không đến nỗi mất khách hàng bằng thịt hư thối. Đèn cực
tím được dùng để kiểm soát sự hư hỏng, đặc biệt trên thịt chín muồi ở
nhiệt độ cao. Tuy nhiên hiệu quả của phương pháp này chỉ đạt được trên
lớp bề mặt thịt mà thôi vì khả năng xâm nhập của tia vào bên trong mô cơ
rất kém
* Nitơ lỏng
Là
chất làm lạnh thường được dùng trong kỹ nghệ thực phẩm, đặc biệt đối
với thịt cấp đông và nhất là những dây chuyền sản xuất tự động. Thực
phẩm di chuyển qua một đường hầm có phun xịt nitơ lỏng tại cửa hầm. Thực
phẩm trở nên lạnh đông còn nitơ được bốc hơi bằng quạt gió rồi khuếch
tán vào không khí. Nitơ lỏng được trữ trong những thùng chân không.
Cấp
đông kiểu tấm bằng nitơ lỏng làm cho sản phẩm ít mất nước hơn (ít hơn
0,3%), màu sắc và hương vị thịt tốt hơn, kết cấu và chất dinh dưỡng thực
phẩm tốt hơn kiểu cấp đông thông thường trong cùng điều kiện nhiệt độ
và vận tốc không khí. Hiệu quả vận hành cao hơn, giá thành bảo dưỡng và
hoạt động thấp hơn, dễ lắp đặt và làm sạch các cấu trúc phụ trợ.
Những công-tơ-nơ chuyên chở thịt hiện nay đều sử dụng nitơ lỏng ở âm 1960C.
Như vậy hạ thấp nhiệt độ công-tơ-nơ nhanh chóng hơn nhưng chúng đòi hỏi
những thùng chứa lớn và nặng nên chi phí tương đối đắt. Nó cũng có khả
năng gây mất màu thịt và ngưng tụ trên bề mặt thịt nếu chở không đầy,
tuy nhiên màu sắc thịt có thể phục hồi trở lại trong môi trường không
khí
- Đóng gói chân không
Là
cách đặt miếng thịt hoặc sản phẩm thịt chế biến vào trong bao plastic
(polythene, polyester/polythene) hoặc giữa hai lớp phim mỏng, đóng gói
bằng máy đóng gói chân không. Như vậy không khí không xâm nhập vào bên
trong sản phẩm. Sau đó sản phẩm được tồn trữ ở khoảng âm 180C đến 10C.
Vì thiếu nước và không khí bên trong bao gói nên giảm sự nhân lên của
vi khuẩn và có thể kéo dài tuổi thọ sản phẩm đến 3 tháng. Vì thiếu không
khí nên thịt có dáng vẻ màu xanh, nhưng để ra ngoài không khí sẽ phục
hồi lại màu đỏ tự nhiên của nó.
Vận chuyển thịt lạnh
Tùy
theo kiểu thương mại và cự ly vận chuyển, có thể chở thịt bằng đường bộ
trong những xe chuyên dùng và được làm lạnh (xe bảo ôn) hoặc bằng xe
thông thường. Cần quan tâm đến việc vận chuyển thịt bằng xe lạnh, đặc
biệt là thịt lạnh (chilled meat).
Kiểu xe bảo ôn tốt phải có những
đặc điểm sau: tiêu chuẩn cô lập cao (kín, cách biệt với môi trường bên
ngoài, không thấm nước); những đường viền quanh không thấm nước, dễ làm
sạch, không vết sẹo và bền; cửa có niêm chì, kín; sàn giữ nước tốt; kết
cấu chắc chắn và cứng cáp; hệ thống làm lạnh hiệu quả, nhẹ, không gây ồn
và kinh tế; có hệ thống đường ray treo quày thịt và có buồng lái riêng
biệt
CO2
rắn đôi khi được sử dụng để hạ thấp nhiệt độ xuống 0 - 100C trong lúc
vận chuyển. Hơi lạnh được thổi vào thùng xe bằng hệ thống quạt cho đến
khi đạt nhiệt độ mong muốn rồi tắt nút điều chỉnh. Mở/đóng nút điều
chỉnh hơi lạnh một chút trong lúc mở/đóng cửa thùng xe.
Nhiệt độ bên
trong thùng xe bị ảnh hưởng bởi sự cách biệt nhiệt độ giữa bên trong và
bên ngoài (nhiệt độ môi trường), số lần mở/đóng cửa thùng xe, thời gian
chất hàng, vận tốc làm lạnh của hệ thống, độ nhiệt thoát ra của sản
phẩm... Vì vậy tài xế cần đánh giá và xem xét cẩn thận các yếu tố trước
khi vận hành hệ thống làm lạnh trong việc điều khiển phương tiện vận
chuyển thịt và sản phẩm thịt
Môi
trường cô lập hiệu quả (thùng xe) được hình thành bằng cách phun đầy
urethan giữa những đường ngấn bên trong và bên ngoài vách thùng xe. Hỗn
hợp chất này làm đầy trong tất cả kẽ hở để ngăn cản sự mất nhiệt ít
nhất, tốc độ hấp thu nước kém nhất. Những chất liệu tạo những đường ngấn
phải nhẵn, không thấm nước, bền, dễ làm sạch và có thể chịu đựng được
các chất tẩy và nước nóng, không gây độc. Những chất liệu này là những
tấm panel sợi thủy tinh chịu lực tốt, được bao bọc bằng gỗ dán plastic
mạ bằng lớp hợp kim bóng.
Sàn xe cần phải bền chắc, giữ nước và dễ
làm sạch. Không có bất cứ một kẽ hở hoặc một góc nhọn nào bên trong
thùng xe để cản trở công việc làm sạch.
Cấu trúc xe thích hợp cho
việc treo móc một phần tư quày thịt, quày thịt cừu, thịt đã đóng gói
v.v... Điều quan trọng trong việc phân phối thịt bán lẻ và phủ tạng phải
có những phương tiện cầm nắm tốt. Khi phân phối quày thịt lẻ người ta
thường đặt chúng trong trạng thái trần (không được bao phủ) nên không
được phép đặt trên sàn dơ. Sàn phải sạch sẽ, lót bằng gạch men hoặc làm
bằng vật liệu mạ hợp kim bóng loáng và không bị gỉ sắt, không được lót
bằng các loại gỗ dễ thấm nước và khó làm vệ sinh sạch sẽ, không được sắp
xếp gần cống rãnh hoặc nơi bán thú sống hoặc nơi bán vật liệu xây dựng,
thuốc trừ sâu bọ...
Thời gian tồn trữ thịt phụ thuộc rất nhiều vào
các biến đổi hóa học trong mô mỡ hơn là mô cơ. Độ ôi của mỡ ngay cả ở
mức độ nhẹ cũng có thể bị khước từ. Tình trạng của mô mỡ quyết định thời
gian tồn trữ, trong khi đó mùi vị của mô cơ trong quày thịt vẫn còn cải
thiện thì mô mỡ có thể bị ôi khét, thịt trở nên ghê tởm (repugnant) và
giới tiêu dùng không thể chấp nhận. Sự ôi khét thường xuất hiện sớm ở mỡ
vùng thận sau khi hạ thịt gia súc, có thể phát hiện ngay trên các thớt
thịt lẻ.
Nguồn: TS. Nguyễn Ngọc Tuân-ĐHNL
Các bài viết khác...
- - Bảo quản rau quả tươi
- - Chỉ số thu hoạch một số loại quả nhằm nâng cao chất lượng bảo quản, chế biến sau thu hoạch
- - Qui trình lên men hạt ca cao
- - Công nghệ chế biến mới cho bưởi, sầu riêng
- - Bảo quản trứng vịt bằng màng bọc nhân tạo
- - Bảo quản rau quả bằng phương pháp làm lạnh sơ bộ
- - Cách tăng sản lượng đậu hủ khi chế biến
- - Bảo quản rau nhiều tuần bằng màng mỏng
- - Bảo quản và chế biến chuối
- - Cách bảo quản hạt và cây giống được tốt
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...