Thu hoạch và chế biến đu đủ
Trước khi thu hoạch đu đủ, cần căn cứ vào mục đích sử dụng.
Trái đu đủ chín có biểu hiện là: Khi bổ trái ra, màng trắng bọc hạt đã chuyển dang màu vàng. Màu vàng lan dần ra thịt trái, sau cùng ra vỏ ngoài. Khi vỏ ngoài đã chuyển dang màu vàng, dù chỉ ở một bộ phận ở phần đuôi quả thì có thể thu hái được. Sau khi hái độ 3-4 ngày, thịt trái mềm là ăn được.
Nếu vận chuyển đi xa để tiêu thụ, nên thu hoạch sớm hơn một vài ngày.
Ngoài cách quan sát màu sắc vỏ thịt của trái đu đủ, người ta con nhận biết trái đu đủ chín bằng cách: lấy dao sắc khía nhẹ vào vỏ rồi quan sát nhựa chảy ra. Nếu nhựa trắng đục như sữa là trái còn xanh, nếu nhựa trong là trái sắp chín, có thể thu hoạch được.
Khi thu hoạch đu đủ, nên đeo găng tay để tránh xây xát vỏ trái và tránh da tay dính nhựa bị phồng. Không được dùng dao cắt cuống vì qua dao có thể truyền bệnh vi rút sang cây sạch bệnh.
Thu hoạch đu đủ chỉ cần nắm trái trong lòng bàn tay nâng lên, vặn nhẹ là gãy cuống. Trái đu đủ vặt khỏi cây, cần xếp nhẹ nhàng. Vỏ trái đu đủ dễ bị tổn thương, do vậy cần phải rơm rạ lót, tránh xây xát và giập nát.
Bảo quản:
Đu đủ hái về cần đưa vào phòng bảo quản ở nhiệt độ từ 4-10oC, có thể giữa trái tươi được 15-25 ngày.
Không được xếp đu đủ chồng lên nhau, mà cần phải có giàn để đu đủ.
Chế biến:
+ Chế biến mứt đu đủ: Đu đủ già gọt sạch vỏ, bổ dọc trái làm 6 phần đều, cạo bỏ ruột, hạt rửa sạch. Bỏ đu đủ vào ngâm trong nước vôi trong khoảng 14 tiếng, vớt ra rửa sạch.
Cho nước vào xoong hoà với phèn chua, bắc lên bếp đun sôi. Thả đu đủ vào luộc chín, vớt ra để ráo nước.
Cho đường vào xoong cùng một ít nước, khuấy tan đường, bắc lên bếp đun cho đường sánh lại (khi đun nhớ vớt sạch bọt), trút đu đủ vào đun sôi kỹ, bắc xuống để một đêm. Sau đó lại bắclên đun tiếp, sôi lại bắc xuống để nguội. Cứ làm như vậy cho đên skhi đường sánh lại thì bắc xuống, cho vani vào, đảo cho khô. Rồi đem bảo quản trong lọ thủy tinh, đậy kín để ăn dần. Có tác dụng nhuận tràng, dễ tiêu.
+ Chế biến mứt đu đủ đặc:
Chọn trái đu đủ chín đều, gọt sạch vỏ, bỏ ruột, thái thành lát mỏng. Cho đủ đủ vào xoong cùng một ít nước, bắc lên bếp đun vừa lửa. Lấy đũa đánh đu đủ cho nhuyễn, bắc xuống, trút ra lá, dùng muôi chà lấy dịch trái. Cho đu đủ đã chà vào xoong cùng với đường, bắc lên bếp đun nhỏ lửa, khuấy đều tay. Đến khi đu đủ dẻo sánh, rắc vani vào, đảo đều, bắc xuống, để nguội, bảo quản trong lọ thuỷ tinh đậy kín. Dùng để ăn tráng miệng hoặc làm nhân bánh.
( Nguồn: Hà Thị Hiến, Sách Hướng dẫn Trồng, Thu hoạch, Bảo quản và Chế biến trái cây/ Nhà xuất bản văn hoá dân tộc/2004. )
Các bài viết khác...
- - Bảo quản rau quả tươi
- - Chỉ số thu hoạch một số loại quả nhằm nâng cao chất lượng bảo quản, chế biến sau thu hoạch
- - Qui trình lên men hạt ca cao
- - Công nghệ chế biến mới cho bưởi, sầu riêng
- - Bảo quản trứng vịt bằng màng bọc nhân tạo
- - Bảo quản rau quả bằng phương pháp làm lạnh sơ bộ
- - Cách tăng sản lượng đậu hủ khi chế biến
- - Bảo quản rau nhiều tuần bằng màng mỏng
- - Bảo quản và chế biến chuối
- - Cách bảo quản hạt và cây giống được tốt
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...