Hoá chất bảo quản thịt
Nhiều chất khác nhau có thể bao gồm trong định nghĩa này như giấm, các chất chống oxy hóa, gia vị (spices), khói gỗ... Tuy nhiên, danh sách các chất bảo quản cho phép chỉ có 8 loại, vài loại được sử dụng rộng rãi trong khi vài chất khác rất ít sử dụng. Các chất đó là sulfurơ (SO2), sodium nitrat, sodium sorbic, methyl p-hydroxybenzoate, propyl p-hydroxylbennitrit, acit benzoic (sử dụng rộng rãi), axit propionic, axit -zoat, các chất tetracyclin, o-phenylphenol,
* SO2 và các muối của chúng như natri sulfit (Na2SO3), natri metabisulfit (Na2S2O5), Natri bisulfit (NaHSO3).
Chúng rất dễ tan trong nước, 1g tan trong 2 - 2,5 ml nước. Được dùng
làm chất sát khuẩn, chống nấm men lẫn nấm mốc, nhất là trong môi trường
axit. Ở Mỹ cho phép sử dụng trong bảo quản cá, thịt, nhưng các nước khác
lại không cho phép. Vì SO2 kết hợp với Hb cho màu đỏ bền vững, SO2
phá hủy sinh tố B1 trong thực phẩm. Trong cơ thể sulfit oxy hóa thành
sulfat, bisulfit tác dụng với nhóm aldehyd và cetôn của đường, phản ứng
có tính thuận nghịch. Chính vì vậy nó có tác dụng che giấu sự hư hỏng
của thịt, khuyến cáo không được sử dụng để bảo quản thịt, cá.
*
Muối nitrat rất dễ tan trong nước. Được dùng làm chất sát khuẩn và giữ
màu thịt trong bảo quản. Thường sử dụng kết hợp với muối nitrit. Nitrit
có độc tính cao hơn nitrat.
Trong việc đánh giá bất kỳ chất thêm
vào cho thực phẩm, có 3 vấn đề cần quan tâm: (a) lợi ích hoặc cần thiết
cho kỹ nghệ thực phẩm, nhà bán lẻ và giới tiêu thụ; (b) an toàn trong sử
dụng; (c) thoả mãn độ tinh khiết của hóa chất.
Những chất khác
được cho thêm vào thực phẩm vì các mục đích chuyện biệt như tạo nhũ, làm
cứng, axit hóa, chống dính, loại trừ không khí, muối phosphat, tạo bọt,
tạo màu, tạo mùi và các dung môi, chất dinh dưỡng được thêm vào như
sinh tố A, B1, C và D, axit nicotinic và canxi. Trong khi đó có vài chất
thêm vào góp phần vào tuổi thọ sản phẩm.
Hầu hết các đạo luật an
toàn thực phẩm đã khẳng định thực phẩm phải hợp nhu cầu người tiêu thụ,
vô hại đối với sức khỏe và tự nhiên. Dựa vào đạo luật này, nhiều chỉ
thị và hướng dẫn qui định về tiêu chuẩn vệ sinh, thành phần cấu tạo thực
phẩm. Những văn bản này được sự tham vấn bởi các chuyên gia Bộ Y tế,
Hiệp hội các tiêu chuẩn về thực phẩm, Hiệp hội về các khía cạnh thuốc
của thực phẩm...
Tình hình liên quan đến thành phần, nhãn hiệu và
việc quảng cáo thực phẩm đặt dưới sự giám sát bất biến của cơ quan quản
lý thực phẩm. Không những chỉ quan tâm đến tác dụng của vài chất mới
thêm vào trong thực phẩm được định nghĩa mà còn quan tâm đến tác dụng
của nó đến sự thoái hóa sản phẩm, số phận của nó trong thực phẩm, tác
động trong ruột, sự phân phối trong cơ thể... Những nghiên cứu được tiến
hành trên thú thí nghiệm về khả năng sinh ung thư (carcinogenesis) và
các hình thức gây độc khác đã được nghiên cứu. Liều gây chết 50% thú thí
nghiệm (LD50) được đánh giá cho chất thêm vào có mức ảnh hưởng không
(no effect level) và mức ảnh hưởng (effective level). Từ đó người ta
tính liều ăn vào hằng ngày chấp nhận được.
Một thí dụ cho thấy
cần thận trọng đối với một chất thêm vào, đó là chất furyl furamide
(AF2) được sử dụng như là chất kháng khuẩn cho nhiều loại thực phẩm ở
Nhật Bản trước năm 1973, sau khi nghiên cứu kỹ đã chứng tỏ khả năng gây
đột biến cao cho vi khuẩn. Nhưng tác dụng này lại không thấy trên các
nghiên cứu ở chuột vào năm 1962 đến 1971, nhưng những thí nghiệm trên
động vật đã khẳng định tính sinh ung thư độc. Hiện nay hợp chất này cấm
sử dụng nên không còn được bày bán trên thương trường nữa.
Nguồn: GS.TS Nguyễn Ngọc Tuân-ĐHNL TP.HCM
Các bài viết khác...
- - Bảo quản rau quả tươi
- - Chỉ số thu hoạch một số loại quả nhằm nâng cao chất lượng bảo quản, chế biến sau thu hoạch
- - Qui trình lên men hạt ca cao
- - Công nghệ chế biến mới cho bưởi, sầu riêng
- - Bảo quản trứng vịt bằng màng bọc nhân tạo
- - Bảo quản rau quả bằng phương pháp làm lạnh sơ bộ
- - Cách tăng sản lượng đậu hủ khi chế biến
- - Bảo quản rau nhiều tuần bằng màng mỏng
- - Bảo quản và chế biến chuối
- - Cách bảo quản hạt và cây giống được tốt
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...