Những thực phẩm gây ngộ độc cho con người
Cuốn
cẩm nang về phòng tránh độc do Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (AMA) ấn hành cho
biết, nếu ăn một lượng lớn những loại hạt nói trên có thể sẽ dẫn đến tử
vong do cơ thể bị nhiễm chất độc xyanua (cyanide). Mặc dù chưa biết cụ
thể nhai bao nhiêu hạt sẽ gây chết người và người lớn lỡ có nuốt một vài
hạt cũng không sao, nhưng với trẻ em thì nguy hiểm hơn: Với 15 nhân
trong hạt của quả mơ có thể gây tử vong cho một đứa bé. Triệu chứng có
thể nhận biết khi bị ngộ độc là: Toát nhiều mồ hôi, đau dữ dội ở bụng,
nôn mửa, hôn mê... Trường hợp nặng có thể bị co giật, đại tiện, tiểu
tiện không kiểm soát được, hôn mê sâu và thậm chí tử vong.
Nấm: Nấm
độc, kể cả mốc trên hạt ngô, đậu phụng, lúa mạch, lúa mì, yến mạch và
các loại đậu hạt có thể là thủ phạm gây ngộ độc. Mỗi loại nấm mốc độc
gây nên những triệu chứng khác nhau như tạo ảo giác, toát nhiều mồ hôi,
nôn mửa, đau thắt ở vùng bụng, co giật, hôn mê và có thể dẫn đến tử
vong. Độc tố mycotoxin ở mốc còn gây ra những triệu chứng nguy hiểm như
ung thư thực quản, ung thư gan, mất vị giác, tiêu chảy, làm suy yếu hệ
miễn dịch... Vì vậy, bạn tuyệt đối không được ăn nấm dại; đối với ngũ
cốc và các loại đậu hạt cần được cất giữ nơi khô ráo, thoáng mát và
không nên cất giữ quá lâu ngày bởi có thể sinh ra mốc ...
Chất
histamine (còn gọi là scombrotoxin) có thể được tìm thấy trong một số
loại thực phẩm như pho mát Thụy Sĩ hay trong cá bị ôi thiu. Histamine
thật ra là một amin được hệ miễn dịch giải phóng khi chúng ta bị dị ứng
do ăn uống, từ đó làm giãn nở các mạch máu và kích thích sự bài tiết của
dạ dày. Nó được tạo ra nhờ sự phát triển của một số loại vi khuẩn và sự
tương tác với các axit amin trong thức ăn. Bên cạnh đó, những thức ăn
bị ôi thiu như cá, các loại pho mát cũng là điều kiện thuận lợi cho
histamine phát triển. Triệu chứng có thể gặp: Cảm giác ngứa, nóng trong
miệng, huyết áp hạ, phát ban trên người, ngứa ngáy, đau đầu, buồn nôn và
tiêu chảy
Một
số loài cá biển có vây thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như cá
nhồng (barracuda), cá mú (grouper), cá thu, cá chỉ vàng, cá chó (jack)
và nhiều loài cá nước ấm khác khi ăn phải các độc tố trong môi trường tự
nhiên có nguồn gốc từ một số loài tảo hình roi sẽ gây cho người ăn bị
ngộ độc với một triệu chứng có tên gọi Ciguatera. Vì vậy, mọi người phải
rất cẩn trọng khi mua và chế biến các loại cá này làm món ăn.
Cá
nóc (pufferfish) vốn bị cấm sử dụng làm thực phẩm nhưng hiện nay nhiều
người vẫn lén lút bày bán và nhiều trường hợp, nhất là ở nông thôn, đã
bị tử vong do ăn phải cá nóc. Mặc dù thịt cá nóc không nguy hiểm nhưng
gan, ruột, da và tuyến sinh dục của nó lại rất độc do có chứa một lượng
lớn độc tố tetrodotoxin. Những người bị ngộ độc cá nóc thường mắc triệu
chứng paresthesia (hôn mê, các bộ phận trên cơ thể bị liệt, da bị ngứa
ngáy, nóng rát), co giật từng cơn rồi chết trong vòng từ 4 đến 6 tiếng
đồng hồ.
Các bài viết khác...
- - Bảo quản rau quả tươi
- - Chỉ số thu hoạch một số loại quả nhằm nâng cao chất lượng bảo quản, chế biến sau thu hoạch
- - Qui trình lên men hạt ca cao
- - Công nghệ chế biến mới cho bưởi, sầu riêng
- - Bảo quản trứng vịt bằng màng bọc nhân tạo
- - Bảo quản rau quả bằng phương pháp làm lạnh sơ bộ
- - Cách tăng sản lượng đậu hủ khi chế biến
- - Bảo quản rau nhiều tuần bằng màng mỏng
- - Bảo quản và chế biến chuối
- - Cách bảo quản hạt và cây giống được tốt
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...