Nấm mốc và độc tố
Chúng
ta phải nhấn mạnh từ “ dại” ở đây bởi vì có một số loài nấm mốc được
thuần canh, trong chương 9 ta sẽ đề cập chi tiết đến vấn đề này. Làm thế
nào mà các loại mốc thuần hóa này lại được sử dụng để cung cấp thức ăn
cho chúng ta chẳng hạn như nước tương. Có hàng tá loại độc do nấm mốc
khác nhau gây ra nhưng quan trọng và phổ biến nhất là mốâc xanh Fusarium
(thường tạo ra quần thể màu xanh dương và hồng trên thức ăn). Ngoài ra
Aspergillus là loại mốc nổi tiếng vì khả năng sản xuất ra được những hóa
chất, đặc biệt nhiều nhất là aflatoxins.
May mắn thay các nhà
máy chế biến thực phẩm có khả năng phân tích được sự có mặt của chất độc
aflatoxins này chúng phát quang dưới đèn cực tím. Aspergrillus thường
tấn công trên đậu phộng, đặc biệt trong những vùng hay có mưa vào thời
điểm thu hoạch. Vì vậy các nhà sản xuất bơ đậu phộng rất cẩn thận trong
việc loại trừ sớm mốc đậu phọng trong dây chuyền chế biến.
Mốc và ẩm độ
Nếu
những hòn đảo hình thành từ vụ nổ núi lửa ở đảo Krakatoa bị khô hay bị
đóng băng thì chẳng có gì có khả năng mọc ra trên những hòn đảo đó. Sinh
vật nào cũng cần có nước để phát triển. Trong cùng quy luật đó các loại
nấm mốc cũng đều chỉ có khả năng mọc bên trên các loại thực phẩm nếu có
đủ lượng nước. Ngay cả các loại vi khuẩn cũng đều như vậy dù chúng phát
triển mạnh hơn so với nấm mốc trong các điều kiện môi trường thật sự
khô ráo.
Thoạt tiên, phát biểu này có vẻ như trái ngược với các quan
sát của những ai mà đôi lúc tìm thấy một số mảnh vụn nấm mốc mọc trên
các loại bánh hay bột bì mà không hề có một giọt nước nào được tìm ra ở
đó. Tuy nhiên từ “khóa” quan trọng ở đây là “có đủ nước” và điều quan
trọng là phải định nghĩa xem chúng ta muốn nói gì khi chúng ta nói rằng
nấm mốc không thể mọc được dưới các điều kiện môi trường “thật sự khô
ráo”.
Ai cũng biết độ ẩm trong bầu khí quyển. Khi có sương, nghĩa là
có những phân tử nước tự do bềnh bồng trong không khí và lớp không khí
giữa các hạt nước li ti đó được trung hòa bởi lớp hơi nước. Mức trung
hòa đó cho độ ẩm tương đối là 100%. Nông dân trồng lúa mì không thích
kiểu thời tiết quá ẩm như vậy vào mùa gặt của họ vì các hạt lúa mì có
khả năng hút no nước đến nỗi hạt bắt đầu mọc mầm.
Nhà
bếp cũng là nơi có nhiều ẩm độ do hơi nước bốc ra từ những nồi nước sôi
hay việc đốt gaz trong các lò nấu. Nếu bột tiếp cận với ẩm độ hay tương
tự hạt lúa mì hấp thu hơi nước trong không khí, mà bột thì làm sao mọc
mầm được, cho nên bào tử nấm mốc phát triển sinh trưởng và có nghĩa là
mốc tiếp tục phát triển chừng nào mà bột vẫn còn để ở tình trạng ẩm.
Dù
là bột hay bất kỳ thức ăn nào khác có thể hấp thụ nước từ không khí thì
cũng có thể phóng thích trở lại. Nếu để thức ăn trong hũ đậy kín, nó sẽ
hoặc là phóng thích hoặc là hấp thu nước từ không khí cho đến khi đạt
được trạng thái cân bằng về hàm lượng nước chứa trong thức ăn và chứa
trong không khí chung quanh đó. Nếu thực phẩm rất ẩm, ví dụ cà chua, thì
ẩm độ tương đối trong hũ khoảng 99%, trong điều kiện này mốc sẽ phát
triển rất mạnh. Nếu cà trước tiên được sấy khô nó sẽ mất hầu hết lượng
nước trong quả và nó chỉ còn một phần của thể tích ban đầu, lúc đó ẩm độ
tương đối gần với khoảng 60% - ở mức khô như vậy mốc hoàn toàn khó phát
triển
Vì
vậy, một trong những biện pháp hữu hiệu để tồn trữ thực phẩm là rút hết
nước, nghĩa là đem sấy khô. Trong trường hợp đối với cà chua, biện pháp
này có thể làm thay đổi mùi vị của sản phẩm.
Khi còn tươi, nghĩa là
cà chua đang "sống", các loại hóa chất được giữ riêng biệt nhau khi khô,
thì có nghĩa là cà chua đã "chết" và các hóa chất này phản ứng với nhau
tạo ra hương vị mới. Nhiều người rất yêu thích món cà chua khô, đặc
biệt là sau đó chế biến bằng cách bỏ vô chút giấm, chút tỏi nghiền,rau
thơm xắt nhỏ và dầu oliu
Sấy khô không phải là biện pháp duy nhất để triệt tiêu nước trong sản phẩm. Một biện pháp khác là ướp muối tới độ bão hòa. Nếu như bạn thêm muối vào nước tới lúc mà muối không còn tan được nữa, dung dịch đó đã bão hòa. Lúc này, ẩm độ sẽ không phải là 100% như thuần nước, nhưng xấp xỉ gần 70%. Ngay cả trong trường hợp đó nước vẫn còn hiện diện và dĩ nhiên là rất nhiều, chỉ một số sinh thể nào đó mới có khả năng phát triển ở độ ẩm tương đối thấp như vậy, và chẳng có sinh thể nào nguy hiểm cả.
( Nguồn: Viện nghiên cứu Cây Ăn Quả Long Định -2003)
Các bài viết khác...
- - Bảo quản rau quả tươi
- - Chỉ số thu hoạch một số loại quả nhằm nâng cao chất lượng bảo quản, chế biến sau thu hoạch
- - Qui trình lên men hạt ca cao
- - Công nghệ chế biến mới cho bưởi, sầu riêng
- - Bảo quản trứng vịt bằng màng bọc nhân tạo
- - Bảo quản rau quả bằng phương pháp làm lạnh sơ bộ
- - Cách tăng sản lượng đậu hủ khi chế biến
- - Bảo quản rau nhiều tuần bằng màng mỏng
- - Bảo quản và chế biến chuối
- - Cách bảo quản hạt và cây giống được tốt
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...