Công nghệ mới làm tăng tuổi thọ cà chua
Các kỹ sư trẻ ở Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch (Viện CĐNN & CNSTH), thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sau hai năm miệt mài nghiên cứu đã chế tạo thành công dây chuyền sơ chế bảo quản rau quả (cà chua, cam quýt, chanh dây...) và chuyển giao cho Công ty TNHH nông sản thực phẩm Thảo Nguyên (TP.HCM), có trang trại tại Đơn Dương (Lâm Đồng) ứng dụng.
Anh Nguyễn Lam Sơn, Giám đốc Công ty TNHH Thảo Nguyên cho biết: Nhiều năm qua công ty cung cấp rau sạch cho các siêu thị tại TP.HCM nhưng sau quá trình vận chuyển (trên 300 km) chất lượng cà chua giảm sút và bị hư hao nhiều, việc tiếp nhận dây chuyền sơ chế bảo quản cà chua sẽ giúp nhà cung cấp rau quả khắc phục những khó khăn bấy lâu, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Kỹ sư trẻ Cao Đăng Minh - lắp ráp và điều khiển dây chuyền, cho biết: "Dây chuyền sơ chế bảo quản cà chua có 5 công đoạn được điều khiển tự động gồm: súc khí cọ rửa đánh bóng cà chua, làm khô trái cà chua, phun chế phẩm BQE 625, làm khô màng dịch, phân loại quả và đóng thùng, mỗi giờ sơ chế 1 tấn cà chua". Còn thạc sĩ Đặng Thị Thanh Quyên (Viện CĐNN & CNSTH) cho biết với công nghệ này có thể sơ chế bảo quản cà chua trên 30 ngày (bình thường 10 ngày), nhờ có lớp màng BQE 625 sẽ ngăn được vi sinh vật xâm nhập vào quả, giữ được màu sắc và vỏ cà chua không bị nhăn, vận chuyển đường xa tỷ lệ hư hao sẽ giảm. Chất bảo quản này lại không gây hại cho sức khỏe, vì khi rửa lại bằng nước, màng bảo vệ sẽ hòa tan trong nước.
Trong khi dây chuyền vận hành thử, nhiều nông dân đã kéo nhau đến xem, họ tỏ ra phấn khởi. Vì theo họ những lúc cà chua rộ mùa thường bị rớt giá thê thảm, nếu được sơ chế bảo quản với dây chuyền thiết bị này sẽ cất giữ cà chua được lâu hơn. Biết được tâm tư của nông dân, anh Nguyễn Lam Sơn cho biết sẽ hợp tác với Phòng Nông nghiệp địa phương và bà con nông dân để sản xuất cà chua thành phẩm an toàn nhằm đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm của các siêu thị và thị trường xuất khẩu.
Qua tìm hiểu, dây chuyền thiết bị này thuộc đề tài cấp Bộ, chi phí cho việc nghiên cứu chế tạo khoảng trên 600 triệu đồng, chế phẩm BQE 625 phải nhập từ Hoa Kỳ về với giá khá đắt, cho nên chi phí sơ chế bao màng khoảng 200 ngàn đồng/1 tấn cà chua (đã có chi phí điện nước), nếu cộng luôn chi phí bao bì khoảng 500 đồng/kg thì giá thành phẩm cà chua tăng thêm 700 đồng/kg, nhưng anh Sơn cho rằng: "Chi phí đó sẽ không đáng kể nếu chất lượng cà chua được nâng lên đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng, vì họ chấp nhận trả giá cao hơn để có sản phẩm sạch và an toàn, chưa nói tỷ lệ hư hao trong quá trình vận chuyển sẽ giảm tối đa".
Theo Web báo Thanh niên
Các bài viết khác...
- - Bảo quản rau quả tươi
- - Chỉ số thu hoạch một số loại quả nhằm nâng cao chất lượng bảo quản, chế biến sau thu hoạch
- - Qui trình lên men hạt ca cao
- - Công nghệ chế biến mới cho bưởi, sầu riêng
- - Bảo quản trứng vịt bằng màng bọc nhân tạo
- - Bảo quản rau quả bằng phương pháp làm lạnh sơ bộ
- - Cách tăng sản lượng đậu hủ khi chế biến
- - Bảo quản rau nhiều tuần bằng màng mỏng
- - Bảo quản và chế biến chuối
- - Cách bảo quản hạt và cây giống được tốt
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...