Sử dụng hoá chất hút ẩm bảo quản các loại rau quả sấy khô
Việc sử dụng các chất hút ẩm trong quá trình bảo quản các sản phẩm rau quả sấy khô rất thuận lợi, bởi vì các chất này khi cho vào bao bì cùng với sản phẩm rau quả sấy khô, nó sẽ hút ẩm của môi trường không khí trong bao bì làm cho sản phẩm luôn được khô và còn làm khô thêm các sản phẩm rau quả sấy chưa đủ khô hoặc sấy khô không đều. Nếu rau quả được sấy đến độ ẩm rất nhỏ (thí dụ 1-3% đối với rau, 5-7% đối với quả) và được bảo quản có chất hút ẩm trong bao bì kín sao cho không khí ẩm từ bên ngoài không lọt vào thì có thể kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm khô lên 2-3 lần so với bảo quản sản phẩm khô không sử dụng chất hút ẩm.
* Yêu cầu chung đối với các chất hút ẩm như sau:
- Tốc độ hút ẩm cần phải cao;
- Không được trở nên hỏng hay bị chảy rữa trong quá trình hút ẩm;
- Phải có đủ độ cứng nhất định và không dễ vở thành hạt nhỏ hoặc thành bột;
- Không độc và phải rẻ.
* Tính chất của một số chất hút ẩm thông dụng:
Chất hút ẩm Khối lượng (g/1) Khả năng hút ẩm giới hạn (%) ở độ ẩm tương đối
1% 5% 20% 30%
- Nhóm oxyt (Glynozem) - Canxi sulfat - Canxi clorua - Canxi oxyt - Montmorinlonit (đất sét bentonit) - Silicagen. 720 - - 720-1500 960 640-800 1-2 1 1 32 1-2 1-2 6 4 16 32 5 4 11 6 64 32 12,5 13 14 6 96 32 16 20
Qua bảng trên ta thấy Silicagen, đất sét Bentonit và Glynozem hầu như có giá trị như nhau khi độ ẩm tương đối thấp hơn 20 %. Các chất hút ẩm này dùng cho các loại rau, khoai lang và khoai tây sấy khô.
Loại chất hút ẩm thích hợp và rẻ tiền là canxi oxyt (vôi chưa tôi), có khả năng hút ẩm đến 32% trọng lượng của nó. Khi dùng có thể đạt độ ẩm đến 0%, nếu canxi oxyt chưa biến hoàn toàn thành Hydroxyt canxi. Chất lượng của vôi chưa tôi dùng làm chất hút ẩm sẽ giảm đi, nếu trong đó có mặt các hỗn hợp khác như Silicat, Cacbonat v.v..., cho nên vôi cần phải được kiểm tra trước khi sử dụng. Nước cam với độ ẩm 3% có thể mất nước hoàn toàn, nếu trong dụng cụ đựng (hộp, thùng) có để vôi chưa tôi 10% trọng lượng sản phẩm (3kg vôi hút 1kg nước). Đối với các loại rau sấy khô, người ta dùng liều lượng vôi chưa tôi cho vào như sau (tính theo % trọng lượng sản phẩm): cho khoai tây 21%, cho củ cải 14%, cho bắp cải, cà rốt và hành 10%. Trong các loại rau khô, cà rốt là loại khó thoát ẩm hơn cả. Một điều đặc biệt khi sử dụng vôi làm chất hút ẩm là thể tích của nó tăng lên có thể đạt tới 60-170% khi hút nước, điều này cần phải chú ý khi đóng gói và ghép kín sản phẩm.
Khi bảo quản các sản phẩm khô trong bao bì nhỏ (trong hộp), chất hút ẩm được để trong các túi bằng nguyên liệu xốp (vải, giấy) và đặt vào giữa hộp. Nếu bao bì lớn (thùng, bao to) thì tốt nhất là để các chất hút ẩm ở nhiều vị trí khác nhau và tùy theo độ lớn của bao bì mà ta quyết định số lượng túi chất hút ẩm.
Website Rau Hoa Quả Việt Nam
Các bài viết khác...
- - Bảo quản rau quả tươi
- - Chỉ số thu hoạch một số loại quả nhằm nâng cao chất lượng bảo quản, chế biến sau thu hoạch
- - Qui trình lên men hạt ca cao
- - Công nghệ chế biến mới cho bưởi, sầu riêng
- - Bảo quản trứng vịt bằng màng bọc nhân tạo
- - Bảo quản rau quả bằng phương pháp làm lạnh sơ bộ
- - Cách tăng sản lượng đậu hủ khi chế biến
- - Bảo quản rau nhiều tuần bằng màng mỏng
- - Bảo quản và chế biến chuối
- - Cách bảo quản hạt và cây giống được tốt
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...