Bảng quảng cáo
PHỔ BIẾN THÔNG TIN KHCN
Nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm PAH (Polynuclear Aromatic Hyđrocacbon) trong không khí và bùn lắng ở TP.HCM- đề xuất các biện pháp khống chế khung
 
TS. Mai Tuấn Anh
 
2000
 
Tài nguyên - Môi trường
 
Viện Môi trường và Tài nguyên
 
 
 
 

Tóm tắt kết quả:
Tp. HCM là thành phố lớn nhất Việt Nam, là một trung tâm văn hóa, khoa học, kinh tế, thương mại và giao lưu quốc tế quan trọng của cả nước. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, thành phố đã phát triển mạnh mẽ để trở thành một thành phố công nghiệp lớn nhất phía nam. Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đã mang lại những thay đổi tích cực, nhưng mặt khác nó cũng đặt thành phố đứng trước hàng loạt vấn đề, trong đó đáng quan tâm nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường. Việc phát triển ngày càng nhiều các khu công nghiệp, khu chế xuất và các nhà máy mới tập trung làm cho mật độ dân số gia tăng mạnh mẽ. Hiện nay, Tp.HCM đã trở thành một thành phố có mật độ dân cư đứng hàng thứ 7 trên thế giới.
Từ nhiều năm nay, Tp.HCM đã triển khai chương trình giám sát ô nhiễm không khí do các hoạt động giao thông vận tải. Tuy nhiên, vì lý do kinh phí chương trình này mới chỉ tập trung vào một số chỉ tiêu ô nhiễm chính như CO, NOx, bụi, tiếng ồn, chì. Các hợp chất hydrocarbon thơm đa vòng (polycyclic Aromatic hydrocarbons - PAHs) và các dẫn xuất của chúng trong không khí chưa được quan tâm mặt dù chúng là nhóm những chất ô nhiễm môi trường quan trọng. Các chất này thông thường hấp phụ lên bề mặt các hạt bụi lơ lửng trong không khí, do vậy bụi lắng đọng là nguồn gây ô nhiễm PHAs đáng kể trong nội thành Tp.HCM. Bên cạnh việc lắng đọng trực tiếp từ không khí, nước mưa chảy tràn trên mặt đất đổ vào các kênh, rạch, sông, .. và cuối cùng các chất này cũng sẽ được tích tụ trong bùn lắng.

Đề tài đặt ra nhằm mục tiêu: nghiên cứu sơ bộ mức độ ô nhiễm PAHs trong bùn lắng và không khí tại Tp.HCM và đề xuất một số giải pháp khắc phục.

 
NOFILE Download
 

Back !

Thống kê truy cập
Hiện có 124 khách Trực tuyến