Bảng quảng cáo
PHỔ BIẾN THÔNG TIN KHCN
“Nghiên cứu đa dạng hóa việc sử dụng bùn thải ao nuôi cá tra tại tỉnh Bến Tre”
 
TS. Phạm Đức Toàn
 
12/2015
 
Thủy sản
 
Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường – Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
 
 
 
Khá
 

Đề tài nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu khảo sát hiện trạng quản lý sử dụng bùn thải ao nuôi cá tra ở một số vùng nuôi tập trung của 2 huyện Giồng Trôm và Chợ Lách của tỉnh Bến Tre; xây dựng quy trình xử lý bùn thải ao nuôi cá tra để sản xuất giá thể trồng và ươm cây giống; nghiên cứu sử dụng bùn thải đáy ao cá tra nuôi trùn quế; đánh giá sản phẩm giá thể và phân trùn trên một số đối tượng cây trồng trong sản xuất nông nghiệp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy những hộ nuôi cá ở huyện Chợ Lách, Giồng Trôm tỉnh Bến Tre sử dụng 5 loại hóa chất cải tạo ao, 4 loại hóa chất khử trùng nước. Có 7 chất, chế phẩm sinh học bổ sung vào thức ăn, 5 loại hóa chất và kháng sinh diệt khuẩn sử dụng trong quá trình nuôi. Trong quá trình nuôi hầu hết các hộ đều áp dụng phương pháp hút bùn để cải tạo đáy ao, số lần hút bùn có thể dao động từ 3-6 lần/vụ nuôi. Có 85% số hộ xử lý bùn bằng cách bơm lên vườn cây, 10% số hộ có ao lắng bùn và 5% số hộ bơm trực tiếp ra sông.

Bùn đáy áo nuôi cá tra là nguồn nguyên liệu thích hợp để sản xuất giá thể trồng cây. Giá thể sản xuất từ bùn đáy ao giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, có thể thay thế giá thể gồm hỗn hợp tro trấu, xơ dừa, phân chuồng và đất đang sử dụng phổ biến hiện nay.
 
NOFILE Download
 

Back !

Thống kê truy cập
Hiện có 126 khách Trực tuyến