Mục tiêu nội dung chính của nhiệm vụ:
Mục tiêu của nhiệm vụ:
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia sản xuất, tiêu thụ dừa trái theo hợp đồng giữa người dân với các cơ sở chế biến sản phẩm từ dừa trái trên địa bàn tỉnh. Qua phân tích, sẽ xác định được những thuận lợi, khó khăn cũng như những lợi ích và hạn chế trong thực hiện mô hình sản xuất, tiêu thụ dừa trái theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, nhận diện được các nhân tố ảnh hưởng và xác định mức độ tác động của từng nhân tố (thông qua xử lý số liệu thống kê, điều tra thực tế) để thiết lập cơ sở dữ liệu, phục vụ công tác xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các giải pháp, nhằm thúc đẩy và tạo niềm tin cho hộ nông dân trồng dừa để họ ủng hộ và tích cực tham gia thực hiện sản xuất theo hợp đồng với các cơ sở chế biến sản phẩm dừa trên địa bàn tỉnh một cách ổn định, bền vững. Đồng thời, góp phân thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong Chương trình phát triển ngành dừa tỉnh Bến Tre cũng như góp phân thực hiện tốt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh theo hướng năng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Mục tiêu cụ thể
- Lựa chọn phương pháp nghiên cứu và tìm hiểu một số mô hình liên kết sản xuât trong và ngoài nước để xác định cơ sở và luận chứng khoa học phục vụ thực hiện đê tài.
- Phân tích, đánh giá tình hình sản xuât và tiêu thụ dừa trái giữa hộ nông dân trồng dừa với các doanh nghiệp chế biến sản phẩm từ dừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
- Xác định các nhân tố chù yếu có ảnh hưởng đến sự tham gia cùa hộ dân trồng dừa vào mô hình sản xuât theo hợp đồng với các Công ty chế biến sản phẩm từ dừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia thực hiện mô hình liên kết sản xuât và tiêu thụ dừa trái theo hợp đồng cùa các doanh nghiệp trên địa bàn với các hộ nông dân trồng dừa tỉnh Bến Tre.
- Đê xuât giải pháp nhằm hoàn thiện và nhân rộng mô hình sản xuât theo hợp đồng giữa các hộ nông dân trồng dừa với các Công ty chế biến các sản phẩm từ dừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Nội dung chính của nhiệm vụ:
- Nội dung 1: Cơ sở lý luận:. Lý thuyết về sản xuất theo hợp đồng, Lý thuyết về hành vi dự kiến
- Nội dung 2: Khảo sát hiện trạng và đánh giá tình hình sản xuất, tiêu thụ dừa trái trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- Nội dung 3: Đánh giá khả năng tham gia sản xuất theo hợp đồng giữa hộ dân trồng dừa với các cơ sở chế biến
- Nội dung 4: Đánh giá khả năng tham gia sản xuất theo hợp đồng của doanh nghiệp chế biến dừa.
- Nội dung 5: Đề xuất giải pháp hoàn thiện và nhân rộng các mô hình liên kết tiêu thụ dừa trái theo hợp đồng
• Kết quả thực hiện:
Qua sử dụng phương pháp định lượng và thống kê mô tả, đề tài đã tìm hiểu về tình hình tổ chức thực hiện mô hình sản xuất theo hợp đồng trong mua dừa trái nguyên liệu của Công ty Betrimex với nông dân trồng dừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Trên cơ sở khảo sát mẫu tại hai huyện: Giồng Trôm và Mỏ Cày Nam; khảo sát 10 doanh nghiệp tiêu thụ chế biến dừa trên địa bàn tỉnh và phỏng vấn 10 chuyên gia theo bảng câu hỏi và phiếu điều tra, đồng thời dựa trên Lý thuyết về hành vi dự kiến (TPB), nhóm nghiên cứu đề tài đã sử dụng mô hình Binary logistic của phần mền SPSS.20 để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia hay không tham gia vào mô hình sản xuất theo hợp đồng của các hộ trồng dừa trên địa bàn tỉnh.
Từ kết quả điều tra thấy rằng: diện tích, sản lượng, năng suất, giá trị sản xuất dừa trên địa bàn tỉnh tăng khá đều qua các năm, quy trình tiêu thụ dừa trái khá đa dạng từ bán trực tiếp cho nhà máy chế biến đến bán qua thương lái, thương lái bán cho nhà máy chế biến hoặc bán lại cho cơ sở sơ chế (khi đó một phần dừa trái có kích cỡ lớn sẽ bán cho thương lái Trung Quốc hoặc xuất khẩu đi nước khác, dừa kích cỡ nhỏ sẽ sơ chế thành cơm dừa bán cho doanh nghiệp sản xuất trong tỉnh) hoặc nông dân bán cho cơ sở thu mua, sơ chế,. Thực tế cho thấy, sản lượng dừa cung cấp cho các nhà máy chế biến tăng đều qua các năm, giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ dừa đã qua chế biến tăng liên tục và giá trị xuất khẩu dừa trái giảm dần qua từng năm.
Năm 2014, trên cơ sở đánh giá, rút kinh nghiệm mô hình sản xuất, tiêu thụ dừa trái theo hợp đồng theo đã triển khai tại Châu Bình, Công ty Betrimex và Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cùng Ủy ban nhân dân hai huyện Giồng Trôm và Mỏ Cày Nam thống nhất triển khai, mở rộng phạm vi hoạt động của mô hình sản xuất theo hợp đồng ra các hộ dân trồng dừa trên địa bàn các xã của cả hai huyện. Tuy nhiên, bước sang năm 2015, Công ty CP XNK Bến Tre đã tổ chức lại hệ thống sản xuất, thu mua dừa trái theo hợp đồng. Theo đó, Công ty đã ký hợp đồng trực tiếp với người nông dân (thay vì ký thông qua tổ hợp tác như trước đây). Theo hình thức hợp đồng mới thì tính đến ngày 15/7/2015, Công ty đã ký kết được 1.518 hợp đồng (tương đương 1.518 hộ dân), tập trung chủ yếu ở địa bàn 12 xã của hai huyện Giồng Trôm và Bình Đại (trong đó huyện Giồng Trôm chiếm hơn 2/3 hợp đồng được ký), với diện tích được ký kết là 1.312ha. Xác lập và hình thành vùng nguyên liệu cho các nhà máy trong hệ thống đã giúp cho Betrimex giải quyết được những khó khăn do thiếu hụt và bị động trong công tác huy động nguồn nguyên liệu sản xuất của Công ty, giúp công ty loại dần tình trạng thiếu nguyên liệu, duy trì được nhịp độ sản xuất liên tục, làm gia tăng vòng quay tài sản, quỹ khấu hao được tích lũy (do khấu hao theo sản lượng), đồng thời lợi nhuận cũng được tạo ra và tích lũy thành nguồn vốn tự có. Các nguồn quỹ này chính là nguồn tài trợ để tái đầu tư mới tài sản cố định và mở rộng quy mô SXKD trong tương lai.
Hợp đồng sản xuất giữa Công ty Cổ phần XNK Bến Tre và người dân ban đầu được thực hiện tại huyện Giồng Trôm sau đó nhân rộng ra huyện Mỏ Cày Nam và huyện Bình Đại, với hình thức ký hợp đồng với đại diện các tổ liên kết (kèm theo danh sách tổ viên) nhưng các thành viên trong tổ liên kết chưa được thảo luận trực tiếp về hợp đồng, dẫn đến thiếu chặt chẽ, sau cuộc hội thảo lần thứ nhất của đề tài, Công ty đã tiến hành điều chỉnh phương thức ký hợp đồng là ký trực tiếp với người nông dân và nội dung hợp đồng có thay đổi một số chi tiết. Tuy nhiên, qua phân tích vẫn còn vài điểm chưa phù hợp, dẫn đến thiếu chặt chẽ, dễ phá vỡ hợp đồng. Thực tế trong năm 2014 có nhiều trường hợp người dân và Công ty CP XNK Bến Tre ngừng thực hiện hợp đồng mà những nguyên nhân chủ yếu được nêu ra là: giá mua của công ty thấp hơn giá thị trường, công ty thường chậm báo giá hoặc không kịp thời thu mua dừa trái của người dân, đặc biệt là khi giá dừa xuống thấp hơn giá sàn thì việc chậm thu mua diễn ra thường xuyên hơn, đã tác động đến tâm lý người dân, không còn thiết tha tham gia sản xuất theo hợp đồng, ngoài ra cũng có trường hợp người dân tự ý bán sản phẩm ra bên ngoài mà chưa có sự thảo thuận với doanh nghiệp.
Theo Lý thuyết hành vi dự kiến (TPB), hành vi của một cá nhân (hoặc một hộ gia đình) chịu ảnh hưởng bởi thái độ đối với hành vi, quy tắc xã hội và khả năng thực hiện. Qua khảo sát các nghiên cứu đã thực hiện, nhóm nghiên cứu đề tài đã tiến hành phỏng vấn thử để xây dựng thang đo biến thái độ đối với hành vi và quy tắc xã hội theo phương pháp gián tiếp. Đối với biến “Động cơ quyết định”, nhóm thực hiện đề tài đã sử dụng thang đo Likert 5 để tiến hành khảo sát.
Kết quả hồi quy cho thấy biến thái độ đối với hành vi và quy tắc xã hội theo lý thuyết hành vi (TPB) có ảnh hưởng lớn đến quyết định của hộ gia đình tham gia hay không tham gia vào sản xuất theo hợp đồng. Các biến đặc điểm kinh tế - xã hội ít có ảnh hưởng đến quyết định của hộ gia đình trong tham gia hay không tham gia sản xuất theo hợp đồng: chỉ có 2 biến khoảng cách vận
chuyển dừa trái từ vườn dừa đến điểm chế biến và vai trò của chính quyền địa phương có ý nghĩa thống kê.
Ngoài ra, qua nghiên cứu và hội thảo, các chuyên gia cũng cho rằng rất cần thiết xây dựng hình thức liên kết tiêu thụ dừa trái theo hợp đồng, nhưng khó thực hiện bằng hình thức doanh nghiệp ký hợp đồng trực tiếp với từng hộ dân, cần có thêm các đối tác khác (tổ liên kết, thương lái,...) tham gia vào chuỗi liên kết. Việc thực hiện hợp đồng như hiện nay chưa có tính ràng buộc cao, doanh nghiệp và người dân dễ phá vỡ hợp đồng khi giá dừa tăng quá cao hoặc xuống thấp hơp giá sàn, thiếu cơ chế giải quyết tranh chấp; cần phải có cơ chế, chính sách để khuyến khích doanh nghiệp và người dân tham gia phương thức sản xuất này.
Qua khảo sát 10 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu dừa trái trên địa bàn tỉnh, nhóm thực hiện đề tài nhận thấy có nhiều doanh nghiệp có ý định tham gia mô hình liên kết nhưng còn e ngại do mới mẽ, liên kết chưa chặt chẽ, tính pháp lý chưa cao,. tuy vậy đề tài đánh giá thời gian tới nếu mô hình được hoàn thiện thì có nhiều khả năng các doanh nghiệp sẽ tham gia.