Bảng quảng cáo
PHỔ BIẾN THÔNG TIN KHCN
Giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị nhà cổ ở thành phố Bạc Liêu gắn với phát triển du lịch
 
CN. Nguyễn Vũ
 
7/2015
 
Văn hóa xã hội
 
Liên hiệp các Hội KH&KT Bạc Liêu
 
 
 
Khá
 

Toàn tỉnh Bạc Liêu hiện nay có 21 ngôi nhà cổ được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét xếp hạng di tích cấp tỉnh, tuy nhiên về mục tiêu giải pháp khai thác và phát huy giá trị phục vụ phát triển du lịch của 21 ngôi nhà cổ chưa được đề cập cũng như phát triển. Do đó, đề tài này thực hiện nhằm phân loại, đánh giá giá trị 21 ngôi nhà cổ của tỉnh Bạc Liêu, từ đó đưa ra các dự báo du lịch về nhà cổ và để xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị nhà cổ của tỉnh để phục vụ phát triển du lịch.

Đề tài được thực hiện qua 03 nội dung chính: (1) Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý làm tiền đề giải quyết những vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị nhà cổ thành phố Bạc Liêu phục vụ phát triển du lịch; (2) Phân loại đánh giá giá trị về lịch sử, văn hóa kiến trúc, khoa học của các nhà cổ ở thành phố Bạc Liêu; (3) Đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị nhà cổ ở thành phố Bạc Liêu gắn với phát triển du lịch.
Kết quả về phân loại nhà 21 ngôi nhà cổ ở thành phố Bạc Liêu bao gồm: (1) Phủ thờ họ Cao Triều; (2) Tòa Tham biện; (3) Tòa bố Pháp; (4) Nhà Cao Triều Trực; (5) Nhà ông Cao Triều Phát; (6) Nhà Cao Triều Chánh; (7) Nhà bà Chung Tú Anh; (8) Nhà Huyện Sổn và Trương Xuân; (9) Nhà Vưu Văn Tụng; (10) Nhà Hội đồng Trạch; (11) Nhà Hội Đồng Phến; (12) Ngân hàng VietinBank; (13) Nhà khách Công ty xổ số Kiến thiết; (14) Trung tâm dịch vụ đô thị tỉnh; (15) Phòng Quản lý Đô thị thành phố Bạc Liêu; (16) Tòa soạn Báo Bạc Liêu; (17) Trụ sở Trung tâm Văn hóa Thông tin thị xã Bạc Liêu cũ; (18) Nhà Hội đồng Điều; (19) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư thương mại du lịch tỉnh; (20) Bảo tàng tỉnh; (21) Nhà Khưu Hải Chiêu theo 03 kiểu phân loại: phân loại theo sử dụng; phân loại theo tính chất; phân loại theo phong cách.
+ Về phân loại theo sử dụng thì tất cả các công trình đều là kiến trúc dân dụng, không có kiến trúc quân sự;
+ Về phân loại theo tính chất: Kiến trúc nhà ở riêng lẻ và được phân làm 2 loại (1) Có 04 công trình Kiến trúc riêng lẻ công sở và (2) 17 công trình là Kiến trúc riêng lẻ nhà ở.
+ Về phân loại theo phong cách: theo lối Kiến trúc phong cách Tân Cổ điển có 04 công trình, 16 công trình là Kiến trúc theo phong cách Đông Dương và 01 công trình theo kiểu Kiến trúc người Việt truyền thống.
Hầu hết các căn nhà cổ Bạc Liêu đều được thiết kế và xây dựng theo lối kiến trúc giai đoạn 1880 đến 1920 và giai đoạn từ 1920 đến 1945 theo phong cách Pháp nhưng vẫn pha trộn các kiểu kiến trúc khác như Hoa, Việt phù hợp với điều kiện đặc thù khí hậu và thổ nhưỡng của vùng đất Bạc Liêu.
Bảo tồn, phát huy giá trị nhà cổ gắn với phát triển du lịch ngày nay trở thành xu thế trong hoạt động giao lưu văn hóa của thời kỳ hội nhập. Hiện các hoạt động tham quan, chụp ảnh nghiên cứu, homestay, lưu trú, nhà hàng, về nguồn trải nghiệm…rất phổ biến tại các kiểu hình du lịch nhà cổ. Bên cạnh các yếu tố tiềm năng, hoạt động khai thác du lịch nhà cổ ở Bạc Liêu còn tiềm ẩn rủi ro, do đó cần có giải pháp để khai thác giá trị nhà cổ có hiệu quả.
Các nhóm giải pháp được đề xuất để bảo tồn và phát huy giá trị nhà cổ ở thành phố Bạc Liêu phục vụ phát triển du lịch: (1) Nhóm giải pháp tuyên truyền; (2) Nhóm giải pháp đào tạo; (3) Công tác quản lý nhà nước nên được đưa vào quy hoạch đô thị, du lịch có cơ chế quản lý di tích nhà cổ; (4) Nhóm giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch nhà cổ; (5) Xây dựng đa dạng các sản phẩm – mô hình du lịch nhà cổ khác nhau đáp ứng nhu cầu du khách: mô hình tham quan, mô hình du lịch văn nghệ, mô hình du lịch homestay, du lịch nghiên cứu khoa học…; (6) Giải pháp về kinh tế kêu gọi đầu tư, xã hội hóa các hoạt động khai thác, thành lập Quỹ bảo tồn; (7) Giải pháp tăng cường sự hợp tác quốc tế.
 
NOFILE Download
 

Back !

Thống kê truy cập
Hiện có 150 khách Trực tuyến