Bảng quảng cáo
PHỔ BIẾN THÔNG TIN KHCN
Đánh giá tình hình nuôi cá cảnh trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
 
ThS. Nguyễn Thị Bích Vân
 
2015
 
Thủy sản
 
Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Bạc Liêu
 
 
 
Xuất sắc
 

Đề tài được thực hiện gồm 02 nội dung nghiên cứu: (1) khảo sát tình hình nuôi cá cảnh trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu thông qua phỏng vấn trực tiếp các hộ nuôi và bán cá cảnh; (2) phân tích đánh giá khó khăn thuận lợi của nghề nuôi cá cảnh từ đó đề xuất giải pháp phát triển.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cho thấy tình hình nuôi cũng như bán cá cảnh trên địa bàn tỉnh chủ yếu tập trung vào đối tượng cá nước ngọt chưa thấy đối tượng nuôi là cá nước mặn, phong trào nuôi chủ yếu tự phát. Người nuôi chưa quan tâm phát triển thành nghề và đa dạng đối tượng nuôi, người nuôi nhằm mục đích giảm stress và làm đẹp không gian sống. Đa phần người nuôi chiếm 43,48% là cán bộ, công chức viên chức. Kết quả nghiên cứu đã khảo sát được thành phần cá nuôi chủ yếu có 35 loài cá cảnh nước ngọt khác nhau, trong đó cá bảy màu, nhóm cá vàng và cá chép được nuôi phổ biến nhất với chiếm tỷ lệ lần lượt là 65,29%, 12,3% và 12,28%.
Vấn đề khó khăn khi nuôi cá cảnh là người nuôi thiếu kiến thức về kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cá, thiếu thời gian chăm sóc. Những nguyên nhân chính hạn chế nghề nuôi cá cảnh là do sự hạn chế về điều kiện vốn đầu tư, không gian và thông tin kỹ thuật không đảm bảo.
Qua kết quả đánh giá thực trạng nghề nuôi cá cảnh trên địa bàn tỉnh, nhóm nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp nhằm định hướng phát triển nghề nuôi cá cảnh:
+ Tăng cường đầu tư hỗ trợ làm phong phú giống loài ở các cơ sở kinh doanh.
+ Quản lý chặt chẽ các đối tượng nuôi nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của các loài sinh vật ngoại lai.
+ Mở lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi, kỹ thuật sản xuất giống tạo ra nhiều mô hình nuôi phù hợp với thị hiếu của người nuôi.
+ Phát huy tối đa giá trị của nghề nuôi cá cảnh đối với đời sống tinh thần thích nghi với từng đối tượng nuôi.
 
NOFILE Download
 

Back !

Thống kê truy cập
Hiện có 317 khách Trực tuyến