Bảng quảng cáo
PHỔ BIẾN THÔNG TIN KHCN
Nghiên cứu hoạt tính ức chế enzyme acetylcholinesterase và ba dòng tế bào ung thư từ lá hai loài Bần (Sonneratia) và hai loài Mắm (Avicennia) ở rừng ngập mặn Cần Giờ- thành phố Hồ Chí Minh
 
GS.TS. Nguyễn Kim Phi Phụng & TS. Phạm Nguyễn Kim Tuyến
 
2015
 
Y tế - Sức khoẻ
 
Trường Đại Học Khoa học Tự nhiên
 
 
 
Khá
 

- Kết quả khảo sát thành phần hóa học trên 02 loài Bần và 02 loài mắm đã cô lập được 103 hợp chất. Tuy nhiên, khi xác định cấu trúc và định danh, đã xác định 85 hợp chất vì có 18 hợp chất hiện diện ở cả 2 hoặc 3 loài cây nghiên cứu. Trong số 85 hợp chất này, có 11 hợp chất mới trong tự nhiên được xác định dựa trên việc tra cứu bằng phần mềm Scifinder tại đại học Roskilde, Đan Mạch vào tháng 08/2015. 85 hợp chất cô lập thuộc các nhóm hợp chất sterol, triterpenoid, flavonE, lignan, megastigmane, phenolic, iridoid, quinon và các hợp chất khác.
- Ba loại acid: gallic acid, ursolic acid và oleanolic acid được khảo sát định lượng HPLC trên 64 cao chiết của bốn loài (4 cao x 2 mùa mưa – nắng x 2 loại lá già –non x 4 loài). Kết quả cho thấy gallic acid tập trung nhiều ở cao ethyl acetate, oleanolic acid và ursolic acid hiện diện nhiều ở cao n-hexane. Lá Bần ổi già – mùa mưa có tổng hàm lượng acid triterpene (oleanolic acid và ursolic acid) cao nhất, trong khi lá Bần ổi non – mùa nắng có hàm lượng gallic acid cao nhất. Lá Bần trắng non – mùa mưa và lá Bần trắng già – mùa nắng có hàm lượng cao đồng thời cả 3 acid khảo sát.
- Hai mươi cao chiết và bốn mươi bốn hợp chất tinh khiết cô lập được từ lá 2 loài Bần và 2 loài Mắm được đánh giá khả năng gây độc tế bào trên 3 dòng tế bào Hela, NCI–H460 và MCF–7 tại nồng độ 100 g/mL. Các cao chiết của cây Bần trắng và 14 hợp chất có tiềm năng gây độc trên 50% trên một, hai hoặc cả 3 dòng tế bào khảo sát.
- Mười sáu cao chiết của hai loài BầnSonneratia và hai loài MắmAvicennia và năm mươi hợp chất tinh khiết cô lập được từ lá 2 loài Bần, 2 loài Mắm được đánh giá khả năng ức chế acetylcholinesterase tại ba nồng độ 100, 50 và 25g/mL. Tất cả các cao chiết từ 2 loài Bần và Mắm thể hiện hoạt tính ức chế từ rất yếu đến yếu, 3 hợp chất ức chế trên 50% ở nồng độ 100 g/mL.
- Các kết quả đạt được trong đề tài đã được viết thành các bài báo đăng trong các tạp chí trong nước và quốc tế, giúp tăng thêm kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học và trong sự nghiệp giảng dạy, đào tạo cho bản thân các cán bộ, đồng thời góp phần đưa khoa học, công nghệ hóa dược của nước ta đạt trình độ tương đương các nước tiên tiến trong khu vực.
- Thông qua việc thực hiện đề tài, một nghiên cứu sinh (NCS. Nguyễn Thị Hoài Thu) và hai học viên cao học (HVCH Lâm Phục Khánh, Nguyễn Trường Thiên Kim) đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ, luận văn thạc sĩ tại Khoa Hoá, trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên. Công tác này góp phần cung cấp nguồn nhân lực cao cho thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cho cả nước nói chung.
 
NOFILE Download
 

Back !

Thống kê truy cập
Hiện có 329 khách Trực tuyến