Bảng quảng cáo
PHỔ BIẾN THÔNG TIN KHCN
Khảo sát sự phân bố và gây hại của sâu đục trái trên cây có múi (Citripestis sagittierlla Moore) và đề xuất quy trình phòng trừ loại sâu này tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng
 
Ths.Vũ Bá Quan
 
2/2016
 
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
 
phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kế Sách
 
 
 
Khá
 

ới mục tiêu nghiên cứu các đặc điểm của loài sâu đục trái trên cây có múi trong điều kiện Sóc Trăng nói triêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung, để tìm ra biện pháp phòng trừ hiệu quả nhằm bảo vệ năng suất và hiệu quả kinh tế cho nhà vườn trồng cây có múi. Theo đơn vị chủ trì, sau hơn hai năm nghiên cứu, khảo sát và giới thiệu quy trình tổng hợp phòng trừ sâu đục trái, kết quả cho thấy trong mùa mưa (trừ đợt hạn bà Chằn), sâu đục trái xuất hiện và gây hại ở mức độ thấp, ít ảnh hưởng đến năng suất bưởi nên nhà vườn chỉ cần áp dụng thường xuyên và đồng loạt các biện pháp như tỉa cành cho thông thoáng, phát hiện và tiêu hủy kịp thời trái bị sâu, bảo vệ kiến vàng… là có thể quản lý được đối tượng này. Ngược lại, trong mùa khô sự phát sinh và gây hại của sâu đục trái rất mạnh. Do đó, bên cạnh các biện pháp kể trên, nhà vườn được khuyến cáo áp dụng các biện pháp phòng trừ khác như bao trái, diệt trứng bằng dầu khoáng, bồi bùn, xử lý thuốc dạng hạt để diệt nhộng. Khi thật cần thiết mới sử dụng luân phiên các loại thuốc có hiệu quả trừ sâu cao, ít độc như hoạt chất Emamectin Benzoat, Clothianidin, Permethrin, dầu tỏi… theo nguyên tắc 4 đúng, đặc biệt nên phun lên trái thay cho việc phun toàn tán cây. Để thực hiện tốt duy trì và nâng cao hiệu quả, Ban Chủ nhiệm đề tài kiến nghị ngành chuyên môn hướng dẫn và khuyến khích nhà vườn áp dụng quy trình phòng trừ tổng hợp sâu đục trái; xem xét hỗ trợ kinh phí để nhân rộng quy trình phòng trừ sâu đục trái trên cây bưởi và các loại cây có múi khác trên địa bàn tỉnh.
 
NOFILE Download
 

Back !

Thống kê truy cập
Hiện có 308 khách Trực tuyến