Bảng quảng cáo
PHỔ BIẾN THÔNG TIN KHCN
Nghiên cứu thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ 15 – 49 tuổi tỉnh Vĩnh Long
 
TS. Hồ Thị Thu Hằng
 
2016
 
Y tế - Sức khoẻ
 
Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long
 
 
 
Khá
 

Đề tài thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá chất lượng hệ thống chăm sóc sức khỏe sinh sản cũng như đánh giá thực trạng sức khỏe sinh sản của phụ phụ nữ 15 – 49 tuổi tỉnh Vĩnh Long. Phương pháp nghiên cứu của đề tài đi sâu vào 5 nội dung lồng ghép vào các chuyên đề trên cơ sở các mẫu câu hỏi điều tra được thiết kế sẵn, phỏng vấn sâu, thu thập thông tin, phân tích xử lý số liệu, tập huấn cán bộ …..
Qua thời gian thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã đi đến kết luận:
Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) ở Vĩnh Long luôn được các cấp lãnh đạo ngành và chính quyền địa phương quan tâm và chỉ đạo thường xuyên (96.2%), nhưng do đa số các chị em có trình độ học vấn còn hạn chế (trình độ trên THPT 10,9%) dẫn đến sự hiểu biết không đầy đủ kiến thức CSSKSS còn khá cao. Có 83,1% phụ nữ có nghe nói về bệnh lây truyền qua đường tình dục (BLTQĐTD), trong khi tỷ lệ phụ nữ có kiến thức đúng về vấn đề này chỉ chiếm 13,3%. Việc không có kiến thức về các triệu chứng của BLTQĐTD có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe phụ nữ, dẫn đến hậu quả không tốt đối với một số bệnh phụ khoa nguy hiểm.
Nghiên cứu về kiến thức bệnh phụ khoa ở độ tuổi 15 – 49, có 90,4% phụ nữ từng nghe nói và 96,7% phụ nữ biết về triệu chứng của bệnh, tuy nhiên chỉ có 11,8% trong số đó có kiến thức đúng. Đối với tuổi sinh con đầu lòng, 67,4% cho rằng tốt nhất là từ 20 – 25 tuổi, 25 – 30 chiếm 20%, còn 1,4% cho rằng tốt nhất nên sinh con ở độ tuổi 30 – 35. Đề tài cũng khảo sát về kiến thức thời điểm dễ thụ thai và kết quả là có 33,4% phụ nữ có hiểu biết về vấn đề này.
Thái độ và hành vi về chăm sóc sức khỏe sinh sản cũng là vấn đề mà đề tài quan tâm. Có đến 75% phụ nữ không chấp nhận việc quan hệ tình dục trước hôn nhân và điều nầy nói lên quan điểm tích cực về truyền thống đáng gìn giữ của phụ nữ Việt Nam. Ngoài ra, những kiến thức khác có liên quan đến sức khỏe sinh sản cũng như đánh giá chất lượng về hệ thống chăm sóc sức khỏe sinh sản cũng được ban chủ nhiệm đề tài khảo sát và ghi nhận bằng những số liệu hết sức cụ thể
Ban chủ nhiệm đề tài đã đề xuất và khuyến nghị cũng như đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng CSSKSS của phụ nữ trong độ tuổi từ 15 – 49 bao gồm nguồn nhân lực, trang thiết bị, cơ chế chính sách, kinh phí, sự phối hợp giữa các ngành truyền thông, giáo dục sức khỏe, tổng đài tư vấn qua điện thoại, Map info…
 
NOFILE Download
 

Back !

Thống kê truy cập
Hiện có 318 khách Trực tuyến