Bảng quảng cáo
PHỔ BIẾN THÔNG TIN KHCN
Mở rộng ứng dụng giá thể hữu cơ, dung dịch dinh dưỡng trong canh tác rau, quả và hoa kiểng tại Vĩnh Long
 
KS. Nguyễn Hữu Dùng
 
05/2015
 
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
 
Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN
 
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Long
 
 
Khá
 

Đề tài được thực hiện từ tháng 3/2013 đến tháng 12/2015 đã đạt được các mục tiêu đề ra như sản xuất được giá thể hữu cơ sinh học, dinh dưỡng (dạng dung dịch và bột tan chậm) phù hợp trồng rau, quả và hoa kiểng tại Vĩnh Long, đồng thời mở rộng các mô hình trồng rau, quả và hoa kiểng đạt hiệu quả kinh tế cao
Sử dụng phương pháp bố trí thí nghiệm theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 2 nghiệm thức, 3 lần lặp lại trên cây, rau và hoa, theo dõi chỉ tiêu, rút ra kết luận…, trong thời gian 36 tháng nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã xây dựng hoàn chỉnh quy trình sản xuất giá thể hữu cơ sinh học và tao ra được 3 tấn gia thể hữu cơ sạch, phù hợp trồng rau, quả và hoa kiểng tại Vĩnh Long; Ép giá thể tạo ra 600 chậu hữu cơ từ chỉ xơ dừa với các dạng sản phẩm: chậu chữ nhật, khay vuông, elip, viên nén, bầu gieo hạt…sản xuất 300 bộ dụng cụ thích hợp trồng rau màu và hoa kiểng theo hướng nông nghiệp đô thi; Hoàn chỉnh công thức dinh dưỡng bổ sung phù hợp theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây; Thí nghiệm trồng một số loại rau màu, hoa kiểng trên giá thể hữu cơ sinh học và dinh dưỡng bổ sung cho năng suất, hiệu quả cao hơn từ 5,7% so với mô hình trồng truyền thống; Xây dựng 6 mô hình trồng rau ăn lá (cải xanh, xà lách, rau muống), 6 mô hình trồng rau ăn quả (cà chua, dưa leo, khổ qua) và 3 mô hình trồng phong lan Denbrobium trên chậu giá thể hữu cơ kết hợp dinh dưỡng bổ sung mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tại buổi nghiệm thu, Hội đồng đã đánh giá cao về những kết quả mà đề tài đã đạt được. Tuy nhiên, để đề tài sau khi hoàn thành sẽ là tài liệu tham khảo phục vụ đắc lực cho ngành nông nghiệp tỉnh nhà, Hội đồng nghiệm thu và các nhà khoa học tham dự đã trao đổi, góp ý một số vấn đề về phương pháp nghiên cứu, hiệu quả kinh tế trên diện rộng, cụ thể quy trình trồng cho từng loại, tính năng ưu việt của sản phẩm tạo ra từ đề tài nghiên cứu, dự kiến khả năng nhân rộng mô hình trong tương lai, kế hoạch chuyển giao kết quả đề tài cũng như cần đề xuất hướng thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu …Ban Chủ nhiệm đề tài cũng đã tiếp thu và sẽ chỉnh sửa nội dung, hình thức để hoàn chỉnh đề tài theo những ý kiến đóng góp của Hội đồng.
 
20180418024424_VLG.TI019.2017-0000179.pdf Download
 

Back !

Thống kê truy cập
Hiện có 323 khách Trực tuyến