Bảng quảng cáo
PHỔ BIẾN THÔNG TIN KHCN
Thực trạng và giải pháp phòng ngừa và điều trị bệnh răng miệng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
 
TS. Trần Thị Phương Đan
 
2015
 
Y tế - Sức khoẻ
 
Trường Đại học Y dược Cần Thơ
 
 
 
Khá
 

Đề tài thực hiện nhằm vào 3 mục tiêu chính:
- Xác định tỷ lệ bệnh sâu răng và nha chu chỉ số smtr/SMTR, chỉ số CPTTN và nhu cầu điều trị của người dân ở địa bàn tỉnh Vĩnh Long;
- Tìm hiểu về nguồn nhân lực và mạng lưới chăm sóc sức khỏe răng miệng
- Đề nghị một số giải pháp phòng ngừa và điều trị răng miệng.
Đối tượng nghiên cứu là người dân Vĩnh Long ở các nhóm, lứa tuổi chỉ số theo TCYTTG liệt kê: 6, 12,35 – 44, 65 - 74 và các lãnh đạo sở Y tế, trung tâm Y tế dự phòng, trưởng phòng Y tế ….dựa trên công thức tính cỡ mẫu theo nghiên cứu cắt ngang và chọn mẫu theo phương pháp PPS, trong thời gian từ 9/2013 – 2/2015, nhóm nghiên cứu đã thống kê được các số liệu về tình hình bệnh răng miệng của người dân Vĩnh Long, chiếm tỷ lệ cao nhất là nha chu (ở người lớn 35 – 44 tuổi và 65 – 74 tuổi >90% bị mắc nha chu, trung bình sextant có cao răng cao. Còn đối với trẻ em 6 – 12 tuổi đa số bị viêm nướu, trung bình sextant có cao răng trẻ 12 cao hơn); sâu răng ( tỷ lệ mắc bệnh chung là 82,9%, trẻ 6 tuổi 92,2%, 56.2% ở trẻ 12 tuổi, 92% ở người 35 – 44 tuổi và 98% ở người 65 – 74 tuổi) và các bệnh răng miệng khác.
Hiện các cơ sở điều trị răng miệng ở Vĩnh Long tuy còn khá thiếu thốn về nhân lực và vật lực, nhưng tất cả cán bộ đều được đào tạo khá tốt, có năng lực và yêu thích công việc. Tuy nhiên, tại các cơ sở, các ghế máy nha chỉ thực hiện điều trị đơn giản, trang thiết bị còn thiếu thốn nên không thực hiện được các loại hình kỹ thuật cao. Đối với khả năng tiếp cận của người dân, đa số thường sử dụng dịch vụ y tế tư nhân, không có thói quen khám răng miệng định kỳ, không có thẻ bảo hiểm y tế…Giải pháp đề ra của nhóm thực hiện đề tài đối với những hiện trạng nêu trên là cần tăng cường giáo dục vệ sinh răng miệng, tăng cường sử dụng fluor cũng như cải thiện chương trình nha học đường, đồng thời cải thiện chất lượng dịch vụ tại các cơ sở điều trị răng hàm mặt. Quan trọng hơn hết vẫn là ý thức của người dân. Các chương trình cộng đồng sẽ không đạt hiệu quả nếu không có sự tham gia tích cực của từng cá nhân
Đề tài đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp thiết thực từ các thành viên Hội đồng xoay quanh các nội dung về răng miệng. Nhóm thực hiện cũng đã giải trình và tiếp thu những ý kiến đóng góp nhằm hoàn chỉnh đề tài một cách tốt nhất .
 
NOFILE Download
 

Back !

Thống kê truy cập
Hiện có 45 khách Trực tuyến