Bảng quảng cáo
PHỔ BIẾN THÔNG TIN KHCN
Chuyển giao công nghệ sản xuất nấm xanh Metarhizium anisopliae (Ma) và ứng dụng sản phẩm nấm xanh để quản lý rầy nâu hại lúa tại tỉnh Long An
 
KS. Nguyễn Thị Vàng, KS. Nguyễn Văn Lân
 
2015
 
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
 
rung Tâm Khuyến nông Long An
 
 
 
Khá
 

Mục tiêu nghiên cứu là các cán bộ kỹ thuật của tỉnh Long An tiếp nhận công nghệ phân lập, tuyển chọn, nhân giống và có khả năng chủ động sản xuất ra nguồn nấm xanh Metarhizium anisopliae (Ma) để kịp thời cung ứng cho nông dân trong tỉnh sản xuất nấm thành phẩm trên môi trường gạo sử dụng vào việc quản lý rầy nâu trên ruộng lúa. Qua đó, chuyển giao công nghệ nhân nuôi nấm Ma trên môi trường gạo (tấm) cho nông dân trồng lúa, nhằm ứng dụng vào các mô hình và sản xuất đại trà để phòng trừ một số sâu hại chính trên lúa, đặc biệt rầy nâu.
Từ những kết quả đề tài "Chuyển giao công nghệ sản xuất nhanh và sử dụng chế phẩm nấm Metarhizium anisopliae (Ma) cho nông hộ để phòng trừ một số sâu hại chính trên lúa" được thực hiện tại Long An năm 2009-2010 ở các huyện Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Thạnh Hoá, Tân Thạnh và Mộc Hoá đã cho thấy sử dụng nấm Ma để quản lý rầy nâu trên lúa đem lại hiệu quả cao và được đa số nông dân chấp nhận vì giảm chi phí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ít ảnh hưởng thiên địch ngoài đồng ruộng, giúp cân bằng hệ sinh thái. Do đó, việc đề ra các bước đi cụ thể trong việc tiếp nhận quy trình phân lập, nhân giống nấm nguồn Metarhizium anisopliae để chủ động cung cấp nấm nguồn đạt chất lượng cho bà con nông dân và mở rộng mô hình trên diện rộng để khuyến khích nông dân sử dụng các chế phẩm sinh học trong phòng trừ dịch hại là rất cần thiết.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là Trung tâm Khuyến nông Long An có thể tự chủ động phân lập các dòng nấm thích nghi tốt tại địa phương để giữ lại làm nguồn và sản xuất các đĩa nấm nguồn cung cấp cho bà con nông dân; Hiệu quả của nấm xanh đối với rầy nâu đạt khoảng 50 - 70% và rõ nhất từ 10 - 15 ngày sau phun; Giá thành nấm xanh phun trên ha thấp, ít ảnh hưởng đến môi trường và thiên địch cũng như sức khỏe người trực tiếp phun thuốc; Nông dân có khả năng tự nuôi cấy nấm xanh để sử dụng trên ruộng của mình.

Việc xây dựng các mô hình trình diễn rộng tại 07 huyện (Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Đức Hòa, Đức Huệ, Tân Trụ, Thủ Thừa, Châu Thành) nhằm giới thiệu đến nông dân một biện pháp sinh học mới trong quản lý dịch hại, giúp người nông dân thêm thông tin về hiệu quả của nấm xanh trong phòng trừ rầy nâu hại lúa, để họ mạnh dạng ứng dụng. Bên cạnh đó, thông qua kết quả chuyển giao của đề tài, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Long An có khả năng tự sản xuất các đĩa nấm nguồn để chủ động cung cấp cho bà con nông dân khi cần thiết và cũng dễ dàng cho bà con nông dân khi tìm mua sản phẩm. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để bà con nông dân có thể tự sản xuất nấm xanh và mạnh dạng nhân rộng mô hình sử dụng chế phẩm nấm xanh để quản lý dịch hại trong ruộng lúa, dần dần hướng nông dân tới hình thức canh tác theo hướng bền vững./.
 
NOFILE Download
 

Back !

Thống kê truy cập
Hiện có 316 khách Trực tuyến