Bảng quảng cáo
PHỔ BIẾN THÔNG TIN KHCN
Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm mắm cá Trắm Cỏ huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu
 
ThS Trần Trung Hiếu
 
3/2017
 
 
Trung tâm Thực nghiệm và Chuyển giao Khoa học Công nghệ huyện Hồng Dân
 
 
 
Khá
 

Đề tài đề tài “Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm mắm cá Trắm Cỏ huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu” nhằm nâng co giá trị thương phẩm mắm cá trắm cỏ tại địa phương bằng cách đăng ký nhãn hiệu hàng hóa mắm cá trắm cỏ và kiểm tra chất lượng sản phẩm; Phát triển nghề làm mắm cá trắm cỏ tại địa phương, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân; tạo ra sản phẩm cho người nuôi cá trắm cỏ thịt và tạo ra sản phẩm sạch an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nội dung thực hiện gồm có:
- Khảo sát điều tra tại các hộ nuôi cá trắm cỏ thương phẩm trên địa bàn huyện.
- Tổ chức thu mua lại cá trắm cỏ của hộ nuôi tham gia thực hiện mô hình và từ nguồn các thịt tại các chợ huyện Hồng Dân để phục vụ sản xuất mắm cá trắm cỏ tại Hợp Tác xã Nuôi trồng Thủy sản Thống Nhất II.
- Tổ chức lớp tập huấn nuôi cá trắm cỏ thương phẩm cho các hộ nuôi và mô số hộ dân nuôi cá trắm cỏ.
- Tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm mắm cá trắm cỏ Hồng Dân tại Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố Cần Thơ.
- Phối hợp với Cục Sở hữu Trí tuệ tiến hành làm các thủ tục để được công nhận sản phẩm hàng hóa mắm cá trắm cỏ Hồng Dân (Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được Cục Sở hữu Trí tuệ chấp nhận và chưa có Quyết định công nhận nhãn hiệu hàng hóa mắm cá trắm cỏ Hồng Dân).
Kết quả triển khai thực hiện:
Sau 12 tháng nuôi tại hộ ông Trần Minh Lý ấp Xóm Tre, xã ninh Quới A với diện tích 7.500m2, cho sản lượng 1.200kg, cá có trọng lượng từ 600-900gram và hộ ông Nguyễn Văn Chánh, ấp Ninh An, xã Ninh hòa đạt ông Trần Minh Lý ấp Xóm Tre, xã ninh Quới A có diện tích 4.500m2, cho sản lượng 1.045kg, cá có trọng lượng từ 800-1.200gram.
Xây dựng được vùng nuôi cá trắm cỏ thương phẩm và đã hoàn thiện được quy trình nuôi cá trắm cỏ thương phẩm trên địa bàn huyện Hồng Dân.
Ứng dụng quy trình làm mắm cá trắm cỏ của Trường Đại học Cần Thơ, phổ biến đến người dân làm mắm trên địa bàn huyện và đặc biệt được nhân rộng trong Hợp Tác xã Nuôi trồng Thống Nhất II.
Bên cạnh đó, nó tạo ra phong trào nuôi cá trắm cỏ thương phẩm trong ao tôm, tận dụng diện tích ao, đìa đưa vào sản xuất; tận dụng lao động nhàn rỗi trong nông thôn, giải quyết việc làm cho lao động nữ bằng việc chế biến mắm và tận dụng thức ăn tự nhiên sẵn có ở địa phương như rau, bèo, cỏ, phụ phẩm nông nghiệp làm nguồn thức ăn cho cá; Giúp cho người dân nâng cao ý thức trong sản xuất thâm canh đa dạng hóa vật nuôi trong việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, ý thức tận dụng diện tích sẵn có đưa vào canh tác sản xuất, để giảm chi phí tăng lợi nhuận, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái trong nông nghiệp.
 
NOFILE Download
 

Back !

Thống kê truy cập
Hiện có 235 khách Trực tuyến