Bảng quảng cáo
PHỔ BIẾN THÔNG TIN KHCN
Nghiên cứu đặc điểm sinh học và sản xuất giống cá dày (Channa lucius) ở Hậu Giang
 
PGS.TS. Bùi Minh Tâm
 
2016
 
Thủy sản
 
Trường Đại học Cần Thơ
 
 
 
Đạt
 

Mục tiêu của đề tài nhằm cung cấp cơ sở dữ liệu về đặc điểm sinh học (dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản) cá Dày làm nền tảng nghiên cứu xây dựng thành công quy trình kỹ thuật sản xuất giống, nhằm cung cấp con giống cho người nuôi thương phẩm, góp phần làm phong phú, đa dạng giống loài thủy sản đồng thời giúp bảo vệ, khai thác hợp lý nguồn lợi tự nhiên.

Kết luận sự đánh giá mô hình thí điểm như sau:

- Cá Dày thích sống nơi nước phèn có pH từ 5 - 6,5.

- Cá Dày là loài ăn thiên về động vật, tỷ lệ chiều dài ruột so với chiều dài thân là 0,6. Cá tập trung sinh sản vào đầu mùa mưa tháng 5 - 6.

- Cá tạp và thức ăn công nghiệp sử dụng để nuôi vỗ cá Dày bố mẹ đều được và cho kết quả rất tốt. Khi nuôi vỗ cá Dày bằng loại thức ăn cá tạp cá đạt hệ số tăng trưởng rất cao 3,54 ± 1,84%, đối với thức ăn công nghiệp đạt 3,61 ± 1%. Cùng với hệ số tăng trưởng sức sinh sản tương đối đạt giá trị 42,106 ± 7,201 trứng/kg cá cái cho ăn cá tạp và 41,951 ± 1,580 trứng/kg cá cái cho ăn thức ăn công nghiệp.

- Trong sinh sản bán tự nhiên thì cá đực cần được tiêm trước cá cái từ 2 - 3 ngày, liều lượng HCG cần tiêm cho cá đực nằm trong khoảng 2.000 - 3.000 UI/kg. Đối với cá cái liều lượng 500 UI + 2mg não thùy kết hợp với hạ pH nước xuống mức 5,5 - 6. Tỷ lệ sinh sản 100%, tỷ lệ thụ tinh 92 - 95%, tỷ lệ nở đạt 82 - 83% và cho sức sinh sản thực tế 20.000 - 25.582 trứng/kg cá cái.

- Khi tập cá Dày bột ăn thức ăn chế biến từ ngày tuổi thứ 12 trở đi cá đạt tỷ lệ sống từ 83 - 93%, tăng trưởng đạt 0,26 - 0,27g. Đối với ương cá Dày bột 6 ngày đầu cho ăn Moina, từ ngày 7 đến ngày 12 cho ăn trùn chỉ, từ ngày 13 trở đi có thể sử dụng thức ăn chế biến.
 
NOFILE Download
 

Back !

Thống kê truy cập
Hiện có 320 khách Trực tuyến