Bảng quảng cáo
PHỔ BIẾN THÔNG TIN KHCN
Nghiên cứu triển khai thực hiện các giải pháp tổng hợp để xử lý môi trường của làng nghề sản xuất bột kết hợp chăn nuôi heo huyện Châu Thành
 
PGS.Ts Lê Thanh Hải
 
2015
 
Tài nguyên - Môi trường
 
Viện Môi trường Tài nguyên – Đại học Quốc gia TP.HCM
 
 
 
Khá
 

Đề tài được thực hiện trong vòng 18 tháng bắt đầu từ tháng 9/2013 theo quyết định phê duyệt số 410/QĐ-UBND.HC ngày 04/5/2013 của UBND Tỉnh với mục tiêu tổng quát là xác định các giải pháp tổng hợp để nâng cao chất lượng môi trường của làng nghề sản xuất bột kết hợp nuôi heo. Trong đó đề ra các mục tiêu cụ thể là: xây dựng mô hình ứng dụng các giải pháp tổng hợp để xử lý môi trường của các hộ sản xuất bột kết hợp nuôi heo; xây dựng mô hình xử lý nước thải sản xuất bột kết hợp nuôi heo ở quy mô hộ vừa và nhỏ.

Trong khuôn khổ đề tài, nhóm nghiên cứu đã thực hiện 6 nội dung chính: nghiên cứu về các chủ đề liên quan đến đề tài (mô hình quản lý, kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong các làng nghề SX TTCN); đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến tình hình sản xuất và vấn đề môi trường tại các làng nghề sản xuất bột kết hợp nuôi heo trên địa bàn huyện Châu Thành – Đồng Tháp; đánh giá tác hại của ô nhiễm môi trường phát sinh từ các làng nghề bột nuôi heo huyện Châu Thành đến sức khỏe cộng đồng, các hệ sinh thái và kinh tế xã hội trên địa bàn, cùng các hoạt động chung của công tác quản lý môi trường tại địa phương; đề xuất các giải pháp tổng hợp thực hiện công tác Quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề bột nuôi heo trên địa bàn huyện Châu Thành; đề xuất mô hình ứng dụng các giải pháp tổng hợp để xử lý ô nhiễm môi trường của các hộ thuộc các làng nghề bột – nuôi heo trên địa bàn huyện Châu Thành; xây dựng, vận hành và chuyển giao công nghệ Hệ thống xử lý nước thải sản xuất bột kết hợp nuôi heo ở qui mô hộ gia đình (vừa và nhỏ) đạt QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) tại 02 hộ gia đình lựa chọn thuộc các làng nghề trên địa bàn huyện Châu Thành.

Nhóm thực hiện đề tài đã đề xuất mô hình VACBNXT (Vườn, ao, chuồng, biogas, nhà, xưởng, trạm xử lý) để xử lý nước thải sản xuất bột kết hợp nuôi heo ở làng nghề sản xuất bột. Mô hình được các hộ tham gia đánh giá cao vì giải quyết các vấn đề gây ô nhiễm, không còn mùi hôi, cải thiện cảnh quang xung quanh, quỹ đất trước đây sử dụng để chứa chất thải nay được tận dụng để làm các việc khác.

Hội đồng đánh giá nhóm nghiên cứu đã hoàn thành các yêu cầu theo như hợp đồng khoa học đã ký, báo cáo được viết rõ ràng, đầy đủ, hợp lý. Đề tài đã xây dựng được mô hình giải quyết tình trạng ô nhiễm đang diễn ra, đây là vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế của làng nghề. Ngoài ra hội đồng cũng đánh giá cao công tác đào tạo của đề tài, một số nội dung được triển khai thêm so với đề cương được duyệt như: hỗ trợ thành lập 02 tổ tự quản, triển khai thêm khu vực tách và ủ phân, gửi thêm 01 bài báo cho Tạp chí SXSH (Journal of Cleaner production) của nhà xuất bản Elsiver, đăng ký 01 giải pháp hữu ích với tên gọi “Hệ thống tích hợp xử lý chất thải cho hộ làm nghề sản xuất bột kết hợp chăn nuôi”. Tuy nhiên, hội đồng cũng đề nghị chủ nhiệm đề tài cần hoàn chỉnh lại báo cáo theo các góp ý của hội đồng đặc biệt là ý kiến của 2 phản biện, cần cụ thể hóa sổ tay hướng dẫn để người dân có thể dễ dàng áp dụng mô hình vào thực tế
 
NOFILE Download
 

Back !

Thống kê truy cập
Hiện có 85 khách Trực tuyến