Bảng quảng cáo
PHỔ BIẾN THÔNG TIN KHCN
Nghiên cứu xây dựng mô hình can thiệp nhằm giảm thiểu tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B và quản lý bệnh nhân viêm gan B mạn tại tỉnh Tiền Giang
 
PGS. TS. BS. Tạ Văn Trầm
 
2016
 
Y tế - Sức khoẻ
 
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Tiền Giang
 
 
 
Loại A
 

mục tiêu: Xác định tỷ lệ mang HBV; Phát hiện yếu tố nguy cơ làm tăng lây nhiễm HBV trong cộng đồng tỉnh Tiền Giang; Đánh giá kiến thức của các tầng lớp nhân dân về bệnh viêm gan B; Đánh giá tác động của giáo dục sức khỏe trong can thiệp làm tăng hiệu quả phòng bệnh viêm gan B; Xác định tỷ lệ viêm gan mạn do nhiễm HBV trong cộng đồng tỉnh Tiền Giang; Đánh giá hiệu quả quản lý bệnh nhân viêm gan B tại Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang; Đề xuất mô hình can thiệp…

Sau 3 năm nghiên cứu trên 1224 người dân từ 10 tuổi trở lên, sống ở 4 xã, phường thuộc địa bàn tỉnh Tiền Giang và theo dõi 104 bệnh nhân viêm gan mạn, nhóm nghiên cứu đã có được những kết luận về:

- Tỷ lệ nhiễm HBV;

- Các yếu tố liên quan đến nhiễm HBV (Tuổi, giới, nghề nghiệp, nơi sinh sống; Tiền sử can thiệp y tế; Tiêm chủng vắc xin; Nhận thức về sự nguy hiểm của nhiễm HBV, …)

- Hiểu biết của người dân trước can thiệp về bệnh viêm gan B và kết quả can thiệp cộng đồng;

- Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị sớm ở bệnh nhân viêm gan siêu vi B tại Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang.

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng xây dựng được 2 mô hình can thiệp phòng chống viêm gan vi rút B:

- Mô hình phòng chống lây nhiễm HBV trong cộng đồng.

- Mô hình quản lý bệnh viêm gan B mạn gồm: Chỉ định điều trị; Điều trị cụ thể; Điều trị cho một số trường hợp đặc biệt; Theo dõi điều trị; Thất bại điều trị.
 
NOFILE Download
 

Back !

Thống kê truy cập
Hiện có 39 khách Trực tuyến