Bảng quảng cáo
PHỔ BIẾN THÔNG TIN KHCN
Xây dựng quy trình và mô hình quản lý tổng hợp sâu đục trái bưởi ở tỉnh Vĩnh Long
 
Tiến sĩ Lê Quốc Điền
 
2016
 
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
 
Viện Cây ăn quả miền Nam
 
 
 
Khá
 

mục tiêu xây dựng quy trình và mô hình quản lý tổng hợp sâu đục trái bưởi ở tỉnh Vĩnh Long đạt hiệu quả cao, cụ thể: đánh giá thực trạng tình hình gây hại của sâu đục trái bưởi tại Vĩnh Long; đánh giá được hiệu quả của một số biện pháp phòng trị sâu đục trái bưởi; đề xuất quy trình và xây dựng được mô hình phòng trừ, quản lý tổng hợp sâu đục trái bưởi ở tỉnh Vĩnh Long.
Đề tài đã tập trung sử dụng phương pháp đánh giá thực trạng vùng trồng bưởi và các biện pháp phòng trị của nhà vườn trước đây phục vụ cho công tác nghiên cứu giảm thiệt hại bởi sâu đục trái bưởi; phương pháp đánh giá hiệu quả một số biện pháp phòng trừ của nhà vườn có triển vọng; đề xuất quy trình phòng trừ cơ sở (lần 1); tổ chức hội thảo khoa học để thu thập ý kiến đóng góp; điều chỉnh hoàn thiện quy trình (lần 2) để nghiên cứu thực hiện các nội dung: (1) Đánh giá thực trạng tình hình và các biện pháp phòng trị thời gian qua, đồng thời nghiên cứu các tài liệu thứ cấp có liên quan; (2) Đánh giá hiệu quả một số biện pháp phòng trừ có triển vọng, đề xuất quy trình tạm thời (quy trình 1), tổ chức hội thảo lấy ý kiến chuyên gia để hoàn thiện quy trình (quy trình 2); (3) Xây dựng mô hình quy mô 10ha áp dụng quy trình 2; (4) Đánh giá kết quả mô hình và quy trình. Đề xuất phương án duy trì và nhân rộng kết quả, tổ chức hội thảo, hoàn thiện quy trình và giải pháp nhân rộng; (5) Tổ chức tập huấn chuyển giao kết quả (quy trình 3) cho nông dân và cán bộ kỹ thuật tỉnh Vĩnh Long.
Kết quả nghiên cứu
Sau thời gian nghiên cứu thực hiện, đề tài đã cơ bản hoàn thành các nội dung: đánh giá được hiện trạng vùng trồng bưởi và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở tỉnh Vĩnh Long; xây dựng quy trình và mô hình quản lý tổng quát sâu đục trái bưởi; chuyển giao công nghệ quản lý sâu đục trái diện rộng cho nông dân sản xuất bưởi Năm Roi, các tổ chức sản xuất kinh doanh, cán bộ kỹ thuật. Ngoài ra, đề tài còn tổ chức hội thảo khoa học, thông tin phổ biến kiến thức về các biện pháp phòng trừ sâu đục trái bưởi diện rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Bên cạnh đó, nhóm thực hiện đề tài còn kiến nghị tỉnh triển khai quy trình phòng trừ, quản lý sâu đục trái bưởi vào thời điểm sâu gây hại (khoảng từ tháng 3 - 6 âm lịch); Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh ứng dụng quy trình phòng trừ sâu đục trái chuyển giao cho người dân trồng bưởi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
 
NOFILE Download
 

Back !

Thống kê truy cập
Hiện có 182 khách Trực tuyến