Bảng quảng cáo
PHỔ BIẾN THÔNG TIN KHCN
Nghiên cứu sự đa dạng và đề xuất biện pháp bảo tồn, phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc tại tỉnh Bạc Liêu
 
PGS.TS Bùi Mỹ Linh và ThS Nguyễn Lê Tuyết Dung
 
4/2016
 
 
Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu
 
 
 
Xuất sắc
 

Đề tài “Nghiên cứu sự đa dạng và đề xuất biện pháp bảo tồn, phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc tại tỉnh Bạc Liêu”được thực hiện nhằm xác định nguồn tài nguyên cây thuốc hiện có tại tỉnh Bạc Liêu. Từ đó đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc.
Qua 24 tháng (4/2014 - 4/2016) nghiên cứu, Ban chủ nhiệm đề tài đã thu được kết quả như sau:
- Điều tra, khảo sát các loài cây thuốc mọc tự nhiên trên địa bàn Bạc Liêu. Kết quả thu thập được 387 loài, 304 chi, 108 họ của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó ngành hạt kín có 377 loài, chiếm 97,4 %.
- Nhóm cây dược liệu thân thảo có số lượng loài nhiều nhất với 185 loài. Nhóm này phân bố hầu hết ở các sinh cảnh như rừng ngập mặn, sân vườn, ven đường, đất canh tác.
- Xây dựng được danh lục của 387 loài, 304 chi, 108 họ của 03 ngành thực vật bậc cao có mạch.
- Thống kê ở tỉnh Bạc Liêu có 08 loài cây thuốc có giá trị bảo tồn; có 78 loài nằm trong danh mục vị thuốc y học cổ truyền của Bộ Y tế; có 52 loài nằm trong danh mục cây thuốc nam của Bộ Y tế.
- Xây dựng cho tỉnh Bạc Liêu bộ tiêu bản cây thuốc gồm 136 loài của 117 chi thuộc 54 họ thực vật bậc cao có mạch.
- Thu thập trồng bổ sung cho vườn thuốc nam của Trường Cao đẳng Y tế 30 loài cây thuốc để phục vụ công tác học tập, nghiên cứu khoa học cho sinh viên.
Từ kết quả đạt được, Ban chủ nhiệm đề tài đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc như sau:
- Bảo tồn nguyên vị (insitu): Bảo vệ tốt sinh cảnh sống của 08 loài cây thuốc có giá trị bảo tồn; các loài cây thuốc nằm trong danh mục của Bộ Y tế.
- Bảo tồn chuyển vị (exsitu): 30 loài cây thuốc được trồng trong vườn thuốc của trường là cơ sở khoa học cho việc lưu giữ và phát triển nguồn cây thuốc trong tương lai. Ngoài ra, cần xây dựng kế hoạch lựa chọn một số loài cây thuốc có giá trị sử dụng để vừa thực hiện bảo tồn chuyển vị vừa mang lại hiệu quả kinh tế.
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về sử dụng và bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc. Bên cạnh đó, xây dựng bộ sách về tài nguyên cây thuốc Bạc Liêu để làm tài liệu tham khảo, tra cứu.
- Xây dựng và phát triển vườn cây thuốc tại các khoa y dược cổ truyền, các cơ sở đào tạo y dược cổ truyền và trạm y tế tuyến cơ sở.
- Cần quy hoạch các vùng trồng dược liệu trên cơ sở ý kiến các ngành có liên quan, có cơ sở pháp lý thực hiện quy hoạch, kêu gọi hợp tác đầu tư trên lĩnh vực này.
- Hợp tác với các Viện, trường trong và ngoài tỉnh trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
 
NOFILE Download
 

Back !

Thống kê truy cập
Hiện có 318 khách Trực tuyến