Bảng quảng cáo
PHỔ BIẾN THÔNG TIN KHCN
Nghiên cứu, đánh giá nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, đề xuất giải pháp bảo vệ và phát triển
 
ThS. Lê Kim Ngọc
 
7/2018
 
Thủy sản
 
Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hậu Giang
 
 
 
Đạt
 

Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá thành phần và số lượng giống, loài thủy sản phân bố trong các thủy vực ở Hậu Giang. Ước tính trữ lượng của một số loài cá có giá trị kinh tế; đánh giá hiện trạng khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Hậu Giang; đề xuất giải pháp bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản của tỉnh Hậu Giang, nhằm đảm bảo tính đa dạng sinh học ở các thủy vực.

Qua triển khai nhóm thực hiện đã rút ra được những kết quả nghiên cứu quan trọng như sau:

- Nghề khai thác thủy sản ở tỉnh Hậu Giang là nghề có quy mô nhỏ, chủ yếu tận dụng thời gian nông nhàn và được thực hiện quanh năm trên các sông, kênh rạch và đồng ruộng.

- Có 15 loại ngư cụ được sử dụng để khai thác thủy sản, đáng chú ý nhất là dớn, lờ dây, lưới cào, te, đáy là những loại ngư cụ gây suy giảm nghiêm trọng đối với nguồn lợi thủy sản. Đối với các loại ngư cụ bị cấm, đa phần người dân đều biết quy định này và đều nhận thức được các tác hại của chúng.

- Sản lượng khai thác thủy sản 5 năm gần đây giảm đáng kể, kích cỡ cá khai thác cũng nhỏ hơn so với trước đây. Một số loài thủy sản trước đây rất phong phú nhưng giờ đánh bắt được rất ít như tôm càng xanh, cá chạch, cá cóc…

- Thành phần loài tôm, cá được ghi nhận với 125 loài cá và 11 loài tôm phân bố ở lưu vực sông Hậu thuộc địa phận tỉnh Hậu Giang. Mùa mưa có thành phần loài cao hơn so với mùa khô. Các bộ cá chép, cá da trơn, cá vược, cá rô đồng và cá bống có thành phần loài nhiều nhất và có nhiều loài xuất hiện với tần xuất cao.

- Sản lượng khai thác và trữ lượng tức thời của các loài thủy sản được thu bằng lưới cào trên các sông, kênh, rạch cho kết quả mùa khô đạt cao hơn mùa mưa. Trong số 20 loài và nhóm loài được chọn để đánh giá sản lượng khai thác và trữ lượng thì có 7 loài và nhóm loài chiếm ưu thế ở các vùng sinh thái, trong đó cá mè vinh, cá lau kiếng, nhóm cá chốt, cá bống đen, cá thát lát, cá chép có sản lượng và trữ lượng cao trong mùa khô, các loài cá mè vinh, cá sát sọc, cá lau kiếng và cá chốt có sản lượng và trữ lượng cao trong mùa mưa.
 
NOFILE Download
 

Back !

Thống kê truy cập
Hiện có 204 khách Trực tuyến