Bảng quảng cáo
PHỔ BIẾN THÔNG TIN KHCN
Quản lý, bảo vệ và phát triển vườn chim Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân - huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
 
TS. Dương Văn Ni
 
2018
 
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
 
Trường Đại học Cần Thơ
 
 
 
Đạt
 

Mục tiêu của đề tài nhằm xây dựng kế hoạch để quản lý, bảo vệ để duy trì ổn định quần thể đàn chim dựa vào sự đa dạng sinh học tự nhiên và kết hợp bảo tồn giống nông nghiệp, đồng thời phát triển du lịch sinh thái bền vững; trong đó việc đào tạo nguồn nhân lực cho Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân để thực hiện kế hoạch quản lý và bảo vệ đàn chim là quan trọng nhất. Công tác này được triển khai thông qua các khóa tập huấn về quan trắc và theo dõi thành phần loài và số lượng chim, điều tiết nước để duy trì nguồn cá tự nhiên, theo dõi sự sinh trưởng và phân bố thực vật bản địa đặc biệt là cây tràm, quản lý chất lượng môi trường đất, nước để tránh ô nhiễm và tổ chức các hoạt động khai thác du lịch sinh thái. Hình thức chuyển giao công nghệ là bố trí cán bộ của Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân vào tham gia thực hiện các nội dung đề tài ngay từ đầu, từ bước khảo sát, thu mẫu, phân tích, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả sau cùng.

Qua triển khai nhóm thực hiện đã rút ra được những kết quả nghiên cứu quan trọng như sau:

- Nhóm thực hiện đề tài đã tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu đa dạng sinh học, ứng dụng GIS xây dựng bản đồ quản lý cơ sở hạ tầng, kênh rạch, chế độ thủy văn và đa dạng sinh học trong đó có đa dạng cá và chim cho 4 cán bộ của Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân.

- Nhóm thực hiện đề tài đã xây dựng bản đồ về cao trình, hệ thống giao thông, kênh, cầu, cống, điện, nhà và chòi quan sát được xây dựng dựa trên cơ sở dữ liệu về hạ tầng. Quy luật dòng chảy không thay đổi theo mùa, hướng dòng chảy cả trên kênh xáng múc và kênh đào phân khu ngược với cao trình với tốc độ dòng chảy chậm, bồi lắng nhanh làm tăng khả năng tích tụ chất ô nhiễm. Mực nước chênh lệch giữa các kênh chính và kênh nhánh theo mùa do phân bố dòng chảy.

- Các thông số hóa học chất lượng đất tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân ở mức khá phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây, ngoại trừ pH và Nhôm do dòng chảy chậm, trao đổi nước kém. Vì vậy, cần có những biện pháp quản lý nước, kỹ thuật canh tác sử dụng phù hợp đối với từng loại đất trên từng sinh cảnh rừng, mía và lúa để đạt hiệu quả về mặt kinh tế cũng như bảo tồn hệ động thực vật trên cạn và dưới nước ở Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân. Ngoài ra quá trình phân hủy chậm hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp, làm lượng thực bì tăng nhiều có nguy cơ gây cháy cao

- Chỉ tiêu pH nước giảm, EC nước tăng vào mùa khô do dòng chảy chậm, trao đổi nước giữa Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân với bên ngoài kém, ngược lại vào mùa mưa. Tương tự biến động trái ngược nhau theo mùa đối với các yếu tố PO­4­3-, NH­4+, H2S, tổng sắt. Cụ thể PO­4­3- cao vào mùa khô tác động đến phát triển của thủy sinh vật, NH­4+ cao trong mùa mưa ở sinh cảnh rừng dẫn nguồn từ hoạt động trồng lúa làm khu vực này ô nhiễm do thừa đạm có thể ảnh hưởng đến cây tràm, H2S có sự khác biệt giữa hai mùa tuy nhiên đều biến động ở mức cao do phân hủy chất hữu cơ trong môi trường yếu khí xảy ra mạnh. Giá trị sắt tổng cao vượt 6,5 lần so với quy chuẩn đối với phát triển thủy sinh và nước sinh hoạt vì khu vực khảo sát là đất phèn, chủ động giữ nước thời gian dài.

- Kết quả khảo sát tổng hợp ở 2 mùa gồm 10 nhóm đa dạng sinh học, 304 loài thực vật bậc cap, 59 loài nấm, 124 loài côn trùng, 58 loài nhện, 73 loài động vật đất, 13 loài thân mềm, 108 loài phiêu sinh thực vật, 16 loài động vật đáy, 44 loài cá và 67 loài chim. Tổng hợp phát hiện được 134 loài thực vật bản địa có thể khôi phục để tạo môi trường sống ổn định cho chim, 213 loài cây có giá trị y học cổ truyền, các loài nấm chỉ thị theo mùa, các đại diện động vật đáy trùn chỉ, tảo Lam và tảo Mắt chỉ thị môi trường ô nhiễm đặc biệt vào mùa khô do thủy vực kênh chính và kênh khoảnh trao đổi nước kém.

- Qua khảo sát tổng cộng ghi nhận được 67 loài ở cả 2 mùa, trong đó Vạc, Cốc đen (Còng Cộc), Bông lau mày trắng là loài xuất hiện nhiều nhất, duy nhất có loài Điêng Điểng trong sách đỏ Việt Nam ở mức đe dọa thấp. Chiếm ưu thế trong tổng đàn về số lượng gồm có quần thể Cò ốc, Vạc, Cò ruồi và Cồng cộc, số lượng Cò ốc nhiều nhất trong mùa khô, trong khi đó mùa mưa là Cò ruồi. Từ kết quả này cho thấy hiện trạng đàn chim ở Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân không ổn định do tập tính di cư tìm mồi, tìm bãi đẻ của từng loài do sinh cảnh cần thiết ở nơi đây chưa đáp ứng được phần nào cho nhu cầu đàn chim. Cụ thể lượng cá tự nhiên (cá mồi) trong mùa khô không nhiều, mực nước trên ruộng lúa thấp chỉ phù hợp cho vài loài săn mồi tại chỗ là Cò ốc và Vạc, trong khi đó mật số côn trùng cao vào mùa mưa là thức ăn chính của Cò ruồi.

- Thành phần loài cá ghi nhận từ ý kiến phòng vấn 70 hộ dân cao hơn thực tế khảo sát ở cả 2 mùa. Số lượng loài theo thứ tự từ cao xuống thấp là sinh cảnh rừng, mía và ruộng lúa, trong khi đó sản lượng cá trên đơn vị diện tích cao nhất ở cả 2 mùa khô và mưa là sinh cảnh rừng, kế tiếp là ruộng lúa và ít nhất là sinh cảnh mía. Xác định được 4 loài cá quý hiếm cần được bảo vệ theo Thông tư số 01/2011/TT-BNNPTNT. Vì vậy sinh cảnh rừng rất quan trọng đối với chim vì có thể cung cấp chỗ đậu, làm tổ vừa cung cấp được thức ăn (cá tự nhiên), sinh cảnh ruộng là nơi cá phát triển tuy nhiên chỉ thuận lợi trong mùa mưa và cũng là nơi săn mồi của vài loài chim tại chỗ.
 
NOFILE Download
 

Back !

Thống kê truy cập
Hiện có 189 khách Trực tuyến