Bảng quảng cáo
PHỔ BIẾN THÔNG TIN KHCN
Nghiên cứu tình hình đái tháo đường và kiến thức thực hành dự phòng biến chứng ở người dân 30-64 tuổi tại tỉnh Hậu Giang năm 2011
 
BSCKII. Trần Ngọc Hải
 
2018
 
Y tế - Sức khoẻ
 
Sở Y tế tỉnh Hậu Giang
 
 
 
Không đạt
 

Mục tiêu của đề tài nhằm xác định tỷ lệ bệnh đái tháo đường và các yếu tố liên quan ở người dân từ 30 - 64 tuổi trong cộng đồng; tìm hiểu kiến thức và thực hành của các đối tượng mắc bệnh đái tháo đường về phòng chống biến chứng của bệnh, phối hợp với tuyên truyền giáo dục sức khỏe về phòng chống bệnh.

Qua nghiên cứu 2.400 người dân về tình hình đái tháo đường và kiến thức thực hành dự phòng biến chứng ở người dân từ 30 - 64 tại tỉnh Hậu Giang năm 2010 đã đạt được một số kết luận sau:

- Tỷ lệ bệnh đái tháo đường ở lứa tuổi từ 30 - 64 là 10%, trong đó mới phát hiện chiếm 68,1%, đã phát hiện trước đó là 31,9%, rối loạn đường huyết lúc đói là 9,7%, rối loạn dung nạp glucose là 7,7%.

- Một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường như:

+ Tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường càng tăng, cao nhất là ở nhóm tuổi từ 60 - 64 (17,9%).

+ Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường không liên quan đến giới.

+ Người có học vấn từ trung học trở xuống có nguy cơ mắc đái tháo đường cao gần 2 lần so với nhóm từ trung học trở lên.

+ Người có tiền sử gia đình có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao gấp gấp 2,5 lần so với người không có tiền sử gia đình.

+ Tiền sử sản khoa không có sự liên quan đến bệnh đái tháo đường.

+ Người có hoạt động thể lực ít hoặc không có hoạt động thể lực có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao gấp 1,5 lần so với người có hoạt động thể lực.

+ Thói quen uống rượu, hút thuốc lá không có liên quan đến mắc đái tháo đường.

+ Người bệnh tăng huyết áp có nguy cơ mắc đái tháo đường cao gấp 3,2 lần so với người có huyết áp bình thường.

+ Người có chỉ số BMI ³ 23 có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 lần người có BMI bình thường.

+ Người có chỉ số WHR cao có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần nhóm có WHR bình thường

- Có 25,9% số đối tượng có kiến thức và thực hành đúng về dự phòng biến chứng đái tháo đường. Sự hiểu biết về các biến chứng của bệnh nhìn chung còn thấp. Đặc biệt, thực hành về kiểm tra đường huyết định kỳ chiếm tỷ lệ rất thấp (21,6%).

- Người có kiến thức đúng thì thực hành tốt hơn người không có kiến thức đúng (54,8% so với 15,8%).

- Truyền thanh và truyền hình là phương tiện thông tin có hiệu quả nhất, pano và áp phích là phương tiện thông tin không hiệu quả nhất.
 
NOFILE Download
 

Back !

Thống kê truy cập
Hiện có 192 khách Trực tuyến