Bảng quảng cáo
PHỔ BIẾN THÔNG TIN KHCN
Khảo sát thành phần sinh học của cây Nở ngày đất (Gomphrena celosioides) và cây Đại bi (Blumea balsamifera (L.) DC) trong hỗ trợ điều trị bệnh Gout
 
ThS. Lê Nguyễn Tú Linh
 
2018
 
Y tế - Sức khoẻ
 
Viện Sinh học nhiệt đới
 
 
 
Đạt
 

Mục tiêu của đề tài là xác định tác dụng điều trị bệnh Gout từ dịch ly trích cây Nở ngày đất (Gomphrena celosioides) và cây Đại bi (Blumea balsamifera (L.) DC).
Đề tài đã khảo sát sự phân bố của cây nở ngày đất và cây đại bi ở Trà Vinh, kết quả cho thấy có sự hiện diện của cây Nở ngày đất và cây Đại bi trên địa bàn huyện Châu Thành và TP Trà Vinh và một số nơi trên địa bàn tỉnh. Đề tài cũng xây dựng được 3 quy trình: (1) Quy trình ly trích thu nhận cao chiết cây Nở ngày đất; (2) Quy trình ly trích thu nhận cao chiết lá Đại bi và (3) Quy trình ly trích thu thận cao chiết thân Đại bi.
Ngoài ra kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy hàm lượng flavonoid, saponin, phenolic trong cao chiết cây Nở ngày đất lần lượt là 10,26 ± 1,2; 1,311 ± 0,16; 23,107 ± 1,32 (mg/g); Hàm lượng flavonoid, saponin, phenolic trong cao chiết cây Đại bi lần lượt là: Đại bi lá: 72,2 ± 0,84; 8,17 ± 0,2; 208,05 ± 1,96 (mg/g); Đại bi thân: 25,17 ± 1,04; 3,19 ± 0,04; 84,12 ± 1,06 (mg/g). Kết quả đánh giá cho thấy khả năng ức chế xanthin oxidase (XO) của Đại bi tốt hơn Nở ngày đất, cụ thể như sau:
• Khả năng ức chế XO (IC50) của cao chiết Nở ngày đất, Đại bi lá, Đại bi thân lần lượt là 81,13; 27,6 và 68,93 µg/mL.
• Cao chiết cây Nở ngày đất và Đại bi cho khả năng hạ acid uric và ức chế XO và xanthine dehydrogenase hiệu quả ở liều 1,25 và 2,5 g/kg trên mô hình chuột nhắt trắng gây tăng acid uric bằng Potassium oxonate.
• Cao chiết Nở ngày đất và Đại bi không gây độc ở liều cho uống 100-5000 mg/kg trên mô hình chuột nhắt trắng.
Hiện nay xu hướng sử dụng nguồn dược liệu trong phòng và trị bệnh đang được quan tâm, do chi phí thấp, hiệu quả cao và ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, để có thể áp dụng đưa vào trong bài thuốc phòng và trị bệnh hoặc các chế phẩm ở dạng cao chiết cho các cơ sở dược liệu từ hai cây đại bi và cây nở ngày đất cần phải trãi qua nhiều quá trình thực nghiệm, từ kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy khả năng ức chế của 02 loại dược liệu để hỗ trợ điều trị bệnh gout, góp phần cung cấp luận cứ trong việc định hướng phát triển nguồn dược liệu trong hỗ trợ điều trị bệnh Gout tại tỉnh Trà Vinh.
 
NOFILE Download
 

Back !

Thống kê truy cập
Hiện có 163 khách Trực tuyến