Bảng quảng cáo
PHỔ BIẾN THÔNG TIN KHCN
Dự án “Xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả trên đất giồng cát tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh theo hướng liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm”
 
TS. Nguyễn Công Thành
 
2018
 
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
 
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
 
 
 
Đạt
 

Mục tiêu chung của đề tài là chuyển đổi một số cây trồng có hiệu quả trên đất giồng cát ở huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh đạt tiêu chuẩn VietGAP, theo hướng liên kết tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao lợi nhuận cho nông dân, với 6 mục tiêu cụ thể như sau: (1) Nắm bắt được hiện trạng sản xuất trên đất giồng cát huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh và đề xuất giải pháp phát triển bền vững; (2) bổ sung 3-5 cây trồng có khả năng thích nghi và phát triển tốt trên đất giồng cát huyện Châu Thành Trà Vinh trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng; (3) Lợi nhuận của nông dân tham gia dự án tăng ít nhất 15% so với sản xuất đại trà thông qua ứng dụng các giải pháp kỹ thuật canh tác giảm chi phí và sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; (4) Cung cấp được quy trình kỹ thuật canh tác của 3-5 cây trồng có hiệu quả được chuyển đổi trên đất giồng cát huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh; (5) Xây dựng và tổ chức được 03 nhóm/tổ hợp tác nông dân hợp tác liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; (6) Đánh giá tác động hiệu quả của mô hình canh tác có liên kết và đề xuất các giải pháp nhân rộng trên những vùng đất giồng cát tại tỉnh Trà Vinh.
Dự án đã tiến hành điều tra hiện trạng sản xuất nông nghiệp tại vùng đất giồng cát trước khi thực hiện dự án, qua điều tra cho thấy vùng đất giồng cát rất đa dạng về sản xuất cây rau màu các loại và có tiềm năng phát triển rất mạnh nhưng vẫn còn nhiều khó khăn như việc áp dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa trong sản xuất còn yếu. Ngoài ra, Dự án đã tiến hành nghiên cứu ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật chính trong canh tác một số loại cây trồng trên đất giồng cát. Thông qua nghiên cứu và thử nghiệm dự án nhận thấy có các cây trồng như bắp nếp, đậu nành, khoai môn và măng tây phù hợp và cho hiệu quả kinh tế cao so với 11 cây trồng đưa vào thử nghiệm chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Bên cạnh đó, dự án cũng đã chuyển giao kỹ thuật ủ phân hữu cơ từ các phụ phẩm nông nghiệp nhằm tăng năng suất cây trồng, bồi dưỡng đất, giữ vệ sinh và bảo vệ môi trường và sản xuất theo hướng bền vững. Nhóm đã xây dựng 04 tổ hợp tác sản xuất các cây trồng chuyển đổi và đạt được chứng nhận VietGAP cho cho 03 loại cây trồng cây măng tây, bắp nếp và khoai môn. Riêng cây đậu nành không nằm trong danh mục cấp chứng nhận VietGAP theo quy định của cục Trồng trọt của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn nên được trồng theo hướng hữu cơ. Mô hình liên kết 4 nhà từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm đặc biệt sự liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân tạo ra sản phẩm an toàn đầu vào của doanh nghiệp đầu ra của nông dân là hướng đi mới và phù hợp hiện nay.
 
NOFILE Download
 

Back !

Thống kê truy cập
Hiện có 201 khách Trực tuyến