Bảng quảng cáo
PHỔ BIẾN THÔNG TIN KHCN
Vấn đề ruộng đất và thực trạng phát triển kinh tế của người Khmer ở Sóc Trăng
 
TS. Thành Phần
 
2000
 
Văn hóa xã hội
 
Trường Đại học KHXH&NV
 
 
 
 

Tóm tắt kết quả:
Sóc Trăng là một vùng đất thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), được khai phá bởi 3 cộng đồng tộc người Việt, Khmer, Hoa. Qua quá trình cộng cư đã tạo nên lịch sử và văn hóa Sóc Trăng với những nét riêng biệt độc đáo.

Trong thời kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, tỉnh Sóc tăng chịu nhiều hậu quả nặng nề bởi những chính sách đối với dân tộc và tôn giáo của các thế lực thống trị.

Từ ngày giải phóng đến năm 1992, cùng với việc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, Sóc trăng đã có nhiều thay đổi. Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc tìm hiểu vấn đề ruộng đất ở nông thôn Khmer, các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội... của cộng đồng các dân tộc tại Sóc tăng càng thực sự cần thiết và cấp bách.

Việc giải quyết vấn đề đất đai hiện nay cho người nghèo là hết sức cấp bách vì đất đai là tài sản cố định của họ. Có đất mới duy trì được cuộc sống tối thiểu của các hộ nghèo. Không có đất, họ phải đi làm thuê hoặc làm các nghề có thu nhập thấp, sẽ rơi vào cảnh bần cùng hóa, vào cảnh nghèo bất biến, không có cơ hội thoát nghèo, đặc biệt, vấn đề tranh chấp ruộng đất, chuyển nhượng quyền sở hữu ruộng đất hiện nay trong nông dân Khmer là một vấn đề lớn, nghiêm trọng. Trong những thập niên qua, với các số liệu bình quân trong các báo cáo đã phản ánh được thực trạng về ruộng đất khá bi quan ở vùng Khmer do nhiều nguyên nhân. Dẫn đến phần đông người Khmer nghèo là do thiếu đất hoặc không có đất canh tác.

Trong tình hình hiện nay, người Khmer chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, các nguồn vốn còn nhiều hạn chế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, thì việc giải quyết vần đề đất đai, tạo cho người nghèo có đất canh tác là sự hỗ trợ hết sức quan trọng, nhằm xóa đói giảm nghèo. Nếu không nghiên cứu, phân tích và không có biện pháp sách lược và chiến lược để ổn định thì chẳng mấy chốc hầu hết nông dân Khmer sẽ trắng tay không còn đất, do sự thiệt thòi và do cuộc sống nghèo khổ, bế tắc đưa đến. Lúc đó tình hình sẽ trở nên đen tối, dễ có nguy cơ dẫn đến vấn đề xung đột dân tộc.

Đất được coi là vốn, là tài sản có giá trị nhất. Đất là điều kiện tạo kế sinh nhai, là nồi cơm của họ. Thiếu đất hoặc không có đất có nghĩa là thiếu cơm hoặc không có cơm. Đất để canh tác còn liên quan đến nhiều vấn đề trong xã hội. Do vậy, dù thừa nhận việc tập trung ruộng đất ở ĐBSCL là một xu hướng vẫn phải có một giải pháp để giữ lại phần ruộng đất cho người Khmer nhằm duy trì sự sống, đảm bảo ổn định rồi mới nói đến việc phát triển. Trong điều kiện hiện nay người Khmer hoàn toàn không thể cưỡng lại được xu thế mất đất nếu như đối với họ đất chỉ là vốn cố định, không đẻ ra lợi nhuận. Hay nói cách khác, đất chỉ là để làm lúa như bao đời nay thì người Khmer không thể giữ nổi đất, vì vậy giải pháp chuyển đổi cây trồng hay vật nuôi là một trong những giải pháp cần quan tâm thích đáng. Điển hình như một số nơi đã chuyển từ trồng lúa sang trồng màu hoặc nuôi tôm có thể được xem như là một thí điểm ban đầu.

Nhìn chung, xét trong tổng thể phát triển kinh tế xã hội thì mức sống của người Khmer ở ĐBSCL nói chung và tại Sóc Trăng nói riêng vẫn còn thấp, kinh tế chính của họ chủ yếu dựa vào ruộng rẫy. Chính vì vậy, nhiều năm qua chính sách phát triển các cộng đồng tộc người ở ĐBSCL, đặc biệt là cộng đồng người Khmer đã được các cơ quan chức năng rất quan tâm. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, những năm gần đây đồng bào Khmer đã được rất nhiều sự quan tâm của cấp chính quyền thông qua các hoạt động cụ thể, chương trình phong phú, kết hợp với việc giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội trong cộng đồng. Nhờ đó mà đời sống của họ cũng được nâng cao cả về trình độ văn hóa lẫn kinh tế gia đình và có vị trí nhất định trong xã hội.

 
NOFILE Download
 

Back !

Thống kê truy cập
Hiện có 104 khách Trực tuyến