Bảng quảng cáo
PHỔ BIẾN THÔNG TIN KHCN
Dự án “Xây dựng mô hình lai tạo và nuôi dưỡng bò lai hướng thịt tại An Giang
 
ThS. Phí Như Liễu
 
6/2016
 
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
 
Trung tâm Nghiên cứu và phát triển chăn nuôi gia súc lớn
 
 
 
 

- Tình hình chăn nuôi bò ở An Giang hiện nay đang phân thành hai hướng rõ rệt, thứ nhất là chăn nuôi bò cái sinh sản, con giống tốt, chăn nuôi quảng canh tập trung ở 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Thứ hai là nuôi bò đực vỗ béo theo hướng chuyên môn hóa, nuôi nhốt hoàn toàn, trình độ kỹ thuật của người chăn nuôi cao hơn địa phương khác trong tỉnh.
- Cơ cấu đàn bò tại các nông hộ điều tra không cân đối, huyện Chợ Mới chủ yếu nuôi bò tơ vỗ béo, huyện Tri Tôn và Tịnh Biên chủ yếu là bò sinh sản và bê từ 0-6 tháng. Như vậy, tại huyện Chợ Mới người chăn nuôi sẽ không chủ động được nguồn giống đưa vào vỗ béo mà phải mua trôi nổi. Các hộ chăn nuôi ở huyện Tri Tôn và Tịnh Biên thì bán bê con quá sớm (từ 7-12 tháng) điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến định hướng phát triển bò thịt chất lượng cao của địa phương. Công tác lai tạo giống sẽ không có bò nền tốt, không tạo ra bò có tỷ lệ máu lai cao hơn. Đặc biệt là sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững đàn bò cái sinh sản tại địa phương.
- Việc phát triển trồng cây thức ăn cho bò còn chưa được đầu tư đúng mức. Đặc biệt là huyện Tri Tôn và Tịnh Biên do điều kiện đất đai hạn chế (0,32-0,39ha), quy mô đàn bò còn nhỏ (từ 3-3,5 con) điều này sẽ ảnh hưởng đến việc chủ động nguồn thức ăn, giá cả loại thức ăn này và cuối cùng là định hướng phát triển lớn hơn sẽ gặp khó khăn.
- Thu nhập từ chăn nuôi bò của các nông hộ được điều tra mặc dù thấp nhưng vẫn chiếm từ 45-73% tổng thu nhập của nông hộ, điều này đã khẳng định chăn nuôi bò thịt có thể trở thành nghề chính có thu nhập cao trong nông hộ, nếu chúng ta giúp đỡ các hộ chăn nuôi nâng cao được năng suất và hiệu quả kinh tế.
- Trước đây toàn tỉnh đã có hệ thống gieo tinh nhân tạo, tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau nên hiện nay hệ thống này thiếu điều kiện phát triển, do đó tỷ lệ hộ thực hiện gieo tinh nhân tạo cho bò là rất thấp chỉ đạt 6% điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng phát triển đàn bò thịt.
- Dự án đã tạo ra được 87 bê lai hướng thịt đạt kế hoạch đề ra (Mục tiêu ban đầu 60–90 con). Trong đó, trong lượng đạt được sau 12 tháng nuôi là: Bê lai Brahman đạt khối lượng 216,8kg, Bê lai Red Angus đạt 218,5kg và Bê lai Droughtmaster đạt 228,8kg. Tỷ lệ sống từ giai đoạn sơ sinh đến 12 tháng tuổi đạt 98,33%. Số lượng bê lai này và các nông hộ chăn nuôi bò lai hướng thịt là những mô hình mẫu làm cơ sở cho việc lai tạo, nhân giống đàn bò trong tỉnh cho những năm tiếp theo.
- Dự án đã đào tạo 10 kỹ thuật viên gieo tinh nhân tạo đã có tay nghề thành thạo có thể hỗ trợ cho chương trình phát triển chăn nuôi bò thịt của tỉnh.
 
NOFILE Download
 

Back !

Thống kê truy cập
Hiện có 31 khách Trực tuyến