Bảng quảng cáo
PHỔ BIẾN THÔNG TIN KHCN
Nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật và một số giải pháp để cải tiến quy trình nuôi tôm sú công nghiệp ở Bạc Liêu
 
ThS Lê Anh Xuân
 
2015
 
Thủy sản
 
Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Trúc Anh
 
 
 
Xuất sắc
 

Chế phẩm sinh học (probiotic) được xem như là một “nhân tố sinh học thân thiện” được sử dụng trong môi trường nuôi thủy sản nhằm kiểm soát và cạnh tranh với các tác nhân gây bệnh từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng của vật nuôi. Tuy nhiên, với mục đích tăng năng suất và chất lượng sản phẩm trong nuôi trồng thủy sản, người nuôi đã lạm dụng các chế phẩm sinh học không rõ nguồn gốc, dẫn đến ô nhiễm môi trường làm lây lan dịch bệnh gây hiện tượng tôm cá chết hàng loạt. Mặt khác, nhiều người nuôi chưa nhận thức được mức độ nguy hại của việc sử dụng bừa bãi thuốc kháng sinh trong quá trình nuôi tôm, cá dẫn đến hiện tượng nhiễm chất kháng sinh hàm lượng cao ở nhiều loại sản phẩm, làm giảm chất lượng, hàng hóa không xuất khẩu được... Do vậy, việc nghiên cứu ứng dụng những vi sinh vật hữu ích để tạo ra các chế phẩm sinh học trong nước có hiệu quả cao nhằm tăng sức đề kháng và khả năng sinh trưởng của tôm, giảm sử dụng thuốc và hóa chất, hướng tới sự phát triển ngành thủy sản bền vững ở Bạc Liêu nói riêng và cả nước nói chung là điều rất cần thiết. Đề tài được thực hiện với mục tiêu nghiên cứu hoàn thiện chế phẩm sinh học ứng dụng trong ao nuôi tôm và xây dựng được quy trình nuôi tôm sú công nghiệp an toàn, có hiệu quả cao (không sử dụng hóa chất và kháng sinh) tại Bạc Liêu.
Đề tài bao gồm 03 nội dung:
- Nội dung1: Phân lập và tuyển chọn chủng giống vi sinh vật chọn được bộ chủng giống vi sinh vật hữu hiệu, có hoạt tính đối kháng với một số loài vi khuẩn gây bệnh chủ yếu trên tôm sú nuôi ở Bạc Liêu.
- Nội dung 2: Hoàn thiện chế phấm sinh học với 2 dạng sản phẩm: chế phẩm sinh học probiotic để bổ sung vào thức ăn, chế phẩm sinh học xử lý môi trường.
- Nội dung 3: Nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ để xây dựng quy trình nuôi tôm sú an toàn hiệu quả cao.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã phân lập được 41 chủng vi khuẩn từ bùn ao nuôi tôm, ống tiêu hóa của tôm và từ một số chế phẩm sinh học. Dựa vào những đặc điểm sinh hóa, khả năng kháng khuẩn và các kỹ thuật sinh học phân tử đã định danh và lựa chọn được 6 chủng vi khuẩn probiotic, trong đó có 3 chủng thuộc chi Bacillus (D11 Bacillus licheniformis, D18 Basillus subtilis, M5 Bacillus amyloliquefaciens), 3 chủng thuộc chi Lactobacillus (AX1 Lactobacillus rhamnosus, AX3 Pediococcus acidilactici, AX4 Pediococcus acidilactici) có hoạt tính enzym cao, kháng khuẩn tốt làm bộ chủng giống để sản xuất chế phẩm sinh học. Từ 6 chủng vi sinh vật này, đề tài đã xây dựng hoàn thiện quy trình sản xuất 2 loại chế phẩm sinh học: Chế phẩm sinh học xử lý môi trường TA – GOLD SUPPER và chế phẩm sinh học trộn vào thức ăn TA – FEEDMIN.
Ngoài ra, việc nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ để xây dựng quy trình nuôi tôm an toàn hiệu quả cao cũng đưa ra được một số đề xuất như sau: cải tạo ao nuôi bằng vôi với liều lượng 300kg/100m2 làm giảm đáng kể các mầm bệnh trong ao nuôi, sử dụng bể lọc sinh học làm giảm các chất ô nhiễm như COD giảm 95%, BOD giảm 85-90%, hàm lượng oxy hòa tan tăng cao, tôm tăng trưởng tốt; bổ sung chế phẩm sinh học làm tăng tỷ lệ sống, giảm khả năng tôm nhiễm bệnh, năng suất tôm tăng 13,74% so với quy trình nuôi không bổ sung chế phẩm sinh học.
 
NOFILE Download
 

Back !

Thống kê truy cập
Hiện có 48 khách Trực tuyến