Bảng quảng cáo
PHỔ BIẾN THÔNG TIN KHCN
Xây dựng đội ngũ chuyên gia tư vấn, phản biện và giám định xã hội tỉnh Bạc Liêu
 
ThS. Lâm Thành Đắc
 
7/2015
 
Văn hóa xã hội
 
Liên hiệp các Hội KH&KT Bạc Liêu
 
 
 
Khá
 

Mục tiêu thực hiện đề tài là xây dựng và hình thành nền tảng lý thuyết, cơ sở pháp lý, đánh giá thực trạng xây dựng đội ngũ chuyên gia từ lực lượng tri thức của tỉnh. Bên cạnh đó đề xuất các giải pháp để tập hợp, thu hút chuyên gia ở trong và ngoài tỉnh tham gia vào công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội của tỉnh.
Trên cơ sở mục tiêu đặt ra, đề tài được thực hiện các nội dung chính: Xây dựng cơ sở lý thuyết và cơ sở pháp lý về công tác xây dựng đội ngũ chuyên gia tham gia hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội; Điều tra, đánh giá thực trạng đội ngũ chuyên gia từ lực lượng tri thứ; Xây dựng danh sách đội ngũ chuyên gia trên các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật công nghệ và khoa học xã hội nhân văn phục vụ công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội của tỉnh; Đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng, số lượng, thành phần đội ngũ chuyên gia nằm đáp ứng nhu cầu phụ vụ công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội của tỉnh.
Kết quả khảo sát thực hiện của đề tài đến 2015 đội ngũ tri thức của tỉnh Bạc Liêu hiện nay có tổng số 490 người có trình độ từ Thạc sĩ và Bác sĩ Chuyên khoa 1 trở lên. Trong đó có 09 Tiến sĩ, 181 Thạc sĩ, 280 Bác sĩ Chuyên khoa 1, 30 Bác sĩ Chuyên khoa 2. Lĩnh vực hoạt động của đội ngũ tri thức của tỉnh chủ yếu là lĩnh vực Y dược và Chăm sóc sức khỏe chiếm 63%; lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn chiếm 27%; lĩnh vực khoa học kỹ thuật chiếm 5%, còn lại là lĩnh vực khoa học tự nhiên và lĩnh vực khác là 5%.
Từ kết quả khảo sát cho thấy thời gian gần đây số lượng tri thức của tỉnh có trình độ sau đại học tăng nhanh về số lượng nhưng cơ cấu tri thức giữa các ngành nghề mất cân đối. Tri thức trong lĩnh vực Khoa học Tự nhiên, Kỹ thuật còn rất ít; thiếu hụt đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ ở các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, các lĩnh vực khoa học ứng dụng như: công nghệ Thông tin, công nghệ Sinh học, công nghệ Vật liệu… Ngoài ra, thực trạng đội ngũ tri thức của tỉnh đa phần là cán bộ công chức, viên chức, thời gian của họ chủ yếu tập trung làm việc quản lý nhà nước ở cơ quan đơn vị, ít tham gia vào các công trình nghiên cứu, các hoạt động khoa học, các tổ chức hoạt động khoa học để phát huy tiềm năng của mình trong hoạt động khoa học cũng như công tác tham gia tư vấn, phản biện và giám định xã hội.
Từ những thực trạng về đội ngũ tri thức của tỉnh, kết quả đề tài đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu đề xây dựng đội ngũ chuyên gia đáp ứng nhu cầu phục vụ công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội của tỉnh: (1) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp và cộng đồng và đặc biệt đối với các cấp Ủy, Đảng, Chính quyền trong việc xác định vai trò quan trọng của đội ngũ chuyên gia và sự cần thiết phải xây dựng đội ngũ chuyên gia phục vụ cho hoạt động khoa học và tư vấn, phản biện giám định xã hội; (2) Hoàn thiện về cơ sở lý thuyết và pháp lý trong họt động xây dựng đội ngũ chuyên gia phục vụ công tác tư vấn, phản biện giám định xã hội; (3) Thay đổi căn bản về cơ chế, chính sách đối với tri thức làm nền tảng hình thành đội ngũ chuyên gia của tỉnh; (4) Xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên gia của tỉnh tham gia vào cơ sở dữ liệu chuyên gia quốc gia; (5) Tăng cường vai trò vị trí của Liên hiệp các Hội KH&KT trong việc tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh, UBMTTQ tỉnh trong việc tập hợp phát huy tiềm năng trí tuệ của đội ngũ tri thức tỉnh, phát huy đội ngũ chuyên gia tham gia vào công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội.
 
NOFILE Download
 

Back !

Thống kê truy cập
Hiện có 345 khách Trực tuyến