Bảng quảng cáo
PHỔ BIẾN THÔNG TIN KHCN
Dự án “Thực nghiệm mô hình sản xuất 02 vụ lúa - 01 vụ tôm trong vùng lúa - tôm có độ mặn từ 4 - 6 %0 ở huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu
 
ThS Võ Đăng Ký
 
2015
 
Thủy sản
 
Trung tâm Thực nghiệm và Chuyển giao KHCN huyện Hồng Dân
 
 
 
Khá
 

Dự án “Thực nghiệm mô hình sản xuất 02 vụ lúa - 01 vụ tôm trong vùng lúa - tôm có độ mặn từ 4 - 6 %0 ở huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu” được thực hiện nhằm tăng năng suất lúa từ 4,5 tấn/ha/vụ lên 5 tấn/ha/vụ; năng suất tôm càng xanh đạt 100 kg/ha/vụ. Từ đó, tăng thu nhập, lợi nhuận cho người dân trong vùng dự án và nâng cao trình độ tiếp cận khoa học và công nghệ của người dân, đáp ứng nhu cầu sản xuất hiện nay.
Dự án triển khai cho 8 hộ dân thuộc các xã Vĩnh Lộc, Lộc Ninh, Ninh Hòa và Ninh Quới A, huyện Hồng Dân với tổng diện tích của mô hình là 08 ha (diện tích một hộ nông dân tham gia mô hình là 01 ha, mỗi xã gồm 2 hộ dân).
Qua 2 năm thực hiện dự án, kết quả đạt được như sau:
- Khảo sát, điều tra 120 hộ dân vùng triển khai dự án về thông tin sản xuất (mùa vụ sản xuất, lợi nhuận), các yếu tố liên quan đến sản xuất, nguồn lực của nông hộ.
- Tổ chức 4 lớp tập huấn để chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất 2 vụ lúa ngắn ngày kết hợp 01 vụ tôm cho 360 cán bộ nông nghiệp, nông dân vùng thực hiện dự án. Qua thời gian tập huấn, đa số học viên tiếp thu được kiến thức của mô hình sản xuất cũng như thực hành tốt các yêu cầu kỹ thuật trong nội dung tập huấn.
- Tổ chức 4 cuộc hội thảo gồm 200 đại biểu tham dự để đánh giá hiệu quả của mô hình sản xuất. Đa số các đại biểu tham dự cho rằng với tình hình nguồn nước mặn tại huyện thì mô hình sản xuất 02 vụ lúa ngắn ngày luân canh với một vụ nuôi tôm càng xanh mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân. Bên cạnh đó, trong vụ sản xuất lúa Hè thu phải thực hiện đồng loạt trong dân để tránh chuột phá hoại.
- Năng suất lúa bình quân của mô hình đạt 5,035 tấn/ha. Trong đó, giống lúa được chọn cho vụ Hè thu là giống OM 5954, thời gian sinh trưởng từ 90 - 95 ngày, mật độ gieo sạ là 150 kg/ha, năng suất bình quân đạt 4,01 tấn/ha/vụ, lợi nhuận bình quân đạt 7,89 triệu đồng/ha/vụ. Riêng vụ Đông xuân, giống lúa được trồng thử nghiệm là OM 8017, thời gian sinh trưởng từ 90 - 95 ngày, mật độ gieo sạ là 150 kg/ha, năng suất bình quân đạt 6,06 tấn/ha, lợi nhuận bình quân đạt 16,99 triệu đồng/ha.
- Mật độ thả tôm càng xanh giống là 3 con/m2, cỡ tôm post 15. Sau 6 tháng nuôi, tỷ lệ sống đạt 19,6 %, năng suất tôm càng xanh bình quân đạt 243 kg/ha, lợi nhuận bình quân đạt 11,85 triệu đồng/ha.
- Xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất 2 vụ lúa ngắn ngày luân canh 1 vụ tôm càng xanh trong ruộng lúa có độ mặn từ 4 - 6 %0’ phù hợp với điều kiện canh tác ở huyện Hồng Dân.
Tại buổi nghiệm thu, hội đồng đánh giá mô hình canh tác này có khả năng duy trì và phát triển tại các địa phương có điều kiện tự nhiên tương tự như vùng triển khai dự án tại huyện Hồng Dân; tuy tổng lợi nhuận từ mô hình sản xuất đạt bình quân 36,75 triệu đồng/ha/năm thấp hơn so với mục tiêu đặt ra là trên 50 triệu đồng/ha/năm nhưng dự án đã nâng cao trình độ sản xuất lúa ngắn ngày luân canh tôm càng xanh trong ruộng lúa cho 300 nông dân vùng triển khai dự án, đáp ứng nhu cầu sản xuất hiện nay. Bên cạnh đó, hội đồng nghiệm thu đề nghị chủ nhiệm dự án chỉnh sửa lỗi chính tả, cách dùng từ ngữ, cách sắp xếp tài liệu tham khảo, bổ sung diện tích thực hiện mô hình, cần so sánh hiệu quả kinh tế của mô hình với mô hình sản xuất trước khi thực hiện dự án, xem lại công thức phân bón, lịch thời vụ canh tác lúa trong phương pháp nghiên cứu phải thống nhất với kết quả thực hiện.
 
NOFILE Download
 

Back !

Thống kê truy cập
Hiện có 49 khách Trực tuyến