Bảng quảng cáo
PHỔ BIẾN THÔNG TIN KHCN
Dự án sản xuất thử nghiệm “Sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis Regan, 1909) trong ao và trong ruộng lúa kết hợp tại xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu”
 
PGS TS Dương Nhựt Long
 
2015
 
Thủy sản
 
Trường Đại học Cần Thơ
 
 
 
Khá
 

Xã Châu Hưng A là một trong những xã còn khó khăn của huyện, đời sống nông dân còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính. Để đẩy mạnh công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất cùng các chương trình khuyến nông, khuyến ngư; tìm hiểu mô hình kinh tế cho năng suất và chất lượng cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã, phát triển mô hình đa canh đa con nhằm nâng cao hiệu quả trên một đơn vị diện tích; khuyến khích phát triển chăn nuôi công nghiệp theo hình thức gia đình, từng bước đưa các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao và dễ tiêu thụ vào mô hình nuôi cá nước ngọt; dự án “Sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá sặc rằn trong ao và trong ruộng lúa kết hợp tại xã Châu Hung A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu” đã được thực hiện.
Mục tiêu của dự án là huấn luyện kỹ thuật, chuyển giao xây dựng thành công quy trình công nghệ sản xuất giống, ương nuôi thương phẩm cá Sặc rằn trong ao đất và trong ruộng lúa – kết hợp phục vụ tích cực cho hoạt động chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp địa phương, góp phần nâng cao năng suất sản lượng cá Sặc rằn, đa dạng sản phẩm xuất khẩu và nâng cao hiệu quả lợi nhuận cho nông dân xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.
Dự án được thực hiện với 04 nội dung:
- Tập huấn kỹ thuật sản xuất giống và kỹ thuật nuôi thương phẩm cá sặc rằn trong ao và trong ruộng lúa kết hợp.
- Thực nghiệm xây dựng mô hình sản xuất giống và ương giống cá sặc rằn.
- Thực nghiệm xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá sặc rằn trong ao.
- Thực nghiệm xây dựng mô hình nuôi cá sặc rằn trong ruộng lúa kết hợp.
Qua 2 năm triển khai, kết quả dự án đã tổ chức được 02 lớp tập huấn kỹ thuật về sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá sặc rằn trong ao và trong ruộng lúa cho hơn 60 học viên là nông dân và cán bộ nông nghiệp ở 2 xã Châu Hưng A và Hưng Thành, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.
Các chỉ tiêu về kỹ thuật sản xuất giống đạt được đều cao hơn so với mục tiêu dặt ra ban đầu, cụ thể như tỉ lệ cá tham gia sinh sản đạt 92,5-97,5%, tỉ lệ trứng thụ tinh 90,9-92,6% và tỉ lệ nở 93,7-94,6%. Tỉ lệ sống trung bình của cá giống dao động từ 13,5-13,8%. Năng suất giống cá sặc rằn ương ở các hộ khá cao, dao động từ 1.787-2.255 kg/ha, cao hơn so với mục tiêu của dự án đặt ra là 1.200-1.800 kg/ha.
Đối với mô hình nuôi cá sặc rằn thương phẩm trong ao, tỉ lệ sống đạt từ 62,5-91%, năng suất dao động từ 7,5-20 tấn/ha, trong đó có 80% hộ nuôi cá đạt kích thước từ 8-10con/kg, 20% hộ nuôi cá đạt kích thước lớn hơn 10 con/kg. Tuy nhiên, tỉ suất lợi nhuận mang lại từ mô hình này thấp, dao động từ 10,82-23,5%, không đạt mục tiêu đặt ra ban đầu. Đối với mô hình nuôi cá sặc rằn trong ruộng lúa kết hợp, tỉ lệ sống đạt 26%, năng suất trung bình 367kg/ha, tỉ suất lợi nhuận mang lại từ cá trong mô hình là 8,2-67,5%. Lợi nhuận mang lại từ mô hình nuôi thương phẩm cá sặc rằn trong ao và trong ruộng lúa kết hợp chưa cao, nguyên nhân chủ yếu do giá thu mua trên trị trường vào thời điểm xuất cá khá thấp, chỉ dao động từ 30.000-40.000 đồng/kg.
Đánh giá chung về kết quả dự án, Hội đồng nghiệm thu nhận xét dự án đã góp phần đa dạng hóa các hình thức sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên để nhân rộng và phát triển mô hình cần phải chú trọng tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm trước khi triển khai để tăng tỉ suất lợi nhuận canh tác.
 
NOFILE Download
 

Back !

Thống kê truy cập
Hiện có 15 khách Trực tuyến