Bảng quảng cáo
PHỔ BIẾN THÔNG TIN KHCN
Dự án "Chuyển giao công nghệ máy chuốt nan đan đát tại xã Ninh Thanh Lợi A, huyện Hồng Dân"
 
ThS Võ Đăng Ký
 
2017
 
Công nghiệp - TTCN - Chế biến
 
Trung tâm Thực nghiệm và chuyển giao khoa học công nghệ huyện Hồng Dân.
 
 
 
Khá
 

Mục tiêu “Chuyển giao công nghệ máy chuốt nan đan đát tại xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân” được thực hiện nhằm thay đổi phương thức sản xuất từ lao động thủ công truyền thống chuyển sang bằng máy, giảm ngày công lao động cho một sản phẩm làm ra từ 60%-75%; Tạo ra giá trị sản phẩm đạt chất lượng cao giúp cho người làm nghề truyền thống đan đát yên tâm sản xuất ngành nghề truyền thống được phát huy; Giảm giá thành sản phẩm, giảm ngày công lao động, đồng thời góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và tiến tới thành lập tổ đan đát sản xuất ôn định với số lượng tổ viên từ 20-30 thành viên.
ội dung thực hiện:
- Khảo sát chọn hộ, các điều kiện và địa điểm thực hiện.
- Khảo sát điều kiện tự nhiên, xã hội nơi thực hiện dự án.
- Lựa chọn công nghệ tại DNTN cơ khí Tuấn Tú ở tỉnh Thái Bình.
- Chuyển giao máy chẻ nan cho tổ sản xuất nghề đan đát tại ấp Lầu 1, xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng dân.
- Tập huấn kỹ thuật vận hành máy cho tổ đan đát.
Kết quả triển khai:
Phối hợp với DNTN cơ khí Tuấn Tú tập huấn vận hành sử dụng máy chẻ nan cho 30 tổ viên của tổ đan đát; Tổ chức một cuộc hội thảo đánh giá kết quả chuyển giao máy chẻ nan trúc với lượng 40 đại biếu tham dự và được đại biểu đánh giá rất cao về mặt công nghệ, ưu điểm của máy chẻ nan là thời gian nhanh hơn khi người lao động chẻ nan bằng tay gấp từ 70-100 lần (công suất chẻ 200-500 cây/giờ) và tự điều chỉnh được kích thước nan theo yêu cầu. Từ đó rút ngắn thời gian cho người lao động tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh giảm thời gian từ từ 60%-70% so với sản phẩm thủ công góp phần giảm giá thành đầu vào cho sản phẩm từ từ 30%-50%; Sản phẩm làm ra bằng máy chuốt nan lợi nhuận tăng thêm từ 1,8-2 triệu đồng/tháng/hộ.
Trong công cuộc khôi phục các làng nghề truyền thống thì làng nghề đan đát là một điển hình tiêu biểu cho sự thích ứng và phát triển phù hợp với bối cảnh mới. Đứng trước những khó khăn chung bối cảnh xã hội, những người thợ thủ công của xã đã không từ bỏ mà ngược lại luôn trăn trở để tìm những cách đi phù hợp.
Thành công của làng nghề đến từ sự kết hợp của hai yếu tố đó là sự thích ứng với xu thế phát triển của thời đại nhưng vẫn coi trọng những giá trị truyền thống. Đây có thể là kinh nghiệm quý giá mà các làng nghề truyền thống khác tham khảo và vận dụng trên hành trình khôi phục và làm sống lại những làng nghề.
 
NOFILE Download
 

Back !

Thống kê truy cập
Hiện có 53 khách Trực tuyến