Bảng quảng cáo
PHỔ BIẾN THÔNG TIN KHCN
Phát triển các dòng vi sinh bản địa có lợi trong đất cho việc ứng dụng các mô hình luân canh bền vững trên đất phèn tỉnh Hậu Giang
 
PGS.TS. Tất Anh Thư
 
2017
 
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
 
Trường Đại học Cần Thơ
 
 
 
Đạt
 

Mục tiêu của đề tài nhằm phân lập, tuyển chọn và định danh các dòng vi sinh vật bản địa có ích hiện diện trong đất phèn ở Hậu Giang nhằm giảm lượng phân đạm và lân; xác định các biện pháp canh tác kết hợp sử dụng vi sinh vật đất cho nâng cao phì nhiêu đất và phát triển mô hình luân canh lúa màu trên đất phèn.

Qua triển khai nhóm thực hiện đã đưa ra được những kết quả nghiên cứu quan trọng như sau:

- Trên đất phèn ở Hậu Giang phân lập được 104 dòng vi khuẩn từ các mẫu khoai lang, khoai mỡ, trong đó phân lập được 55 dòng đất vùng rễ và 49 dòng phân lập được từ nội sinh trong rễ cây trồng, hầu hết các dòng vi khuẩn đều có dạng hình que và có khả năng di động.

- Khảo sát kết quả cố định đạm thấy có 6 dòng vi khuẩn hoạt động tốt được tuyển chọn cho thí nghiệm nhà lưới là: Burkholderia sp. (HVR-KM 2d), Burkholderia acidipaludis (HVR-KM 2f), Enterobacter cloacae (HVR-KM 2h), Enterobacter asburiae (HLR-KL 1h), Azospirillum amazonnense (HLR-KM 2d), Azospirillum sp. (HLR-KM 2g)

- Khảo sát kết quả hòa tan lân thấy có 6 dòng vi khuẩn hoạt động tốt được tuyển chọn cho thí nghiệm nhà lưới là: Bacillus subtilis (HVR-KL1b), Bacillus sp. (HVR-KL 1c), Pseudomonas putida (HVR-KM 2c), Pseudomonas fluorescens (HLR-KL 1c), Bacillus circulans (HLR-KL 1a), Klebsiella pneumoniae (HLR-KM 2c).

- Từ các mẫu phân lập của các mẫu đất vùng rễ cây khoai mỡ, khoai lang ở Hậu Giang phân lập được 65 dòng Trichoderma sp. trong môi trường phân lập đặc biệt TSM.

- Kết quả khuếch đại đoạn gen ITS của 2 dòng T-LM-KL2 và T-LM-KL9 bằng kỹ thuật PCR và giải trình tự bằng máy giải trình tự động cho thấy 2 dòng nấm T-HG3Aj và T-HG4Af lần lượt đồng hình với các dòng nấm Trichoderma sperellum isolate OTP17 và Trichoderma haianum strain VSL 291 với mức đồng hình là 91% và 99%.

- Sử dụng hai dòng vi khuẩn cố định đạm Azospirillum sp., Azospirillum amazonense kết hợp với công thức phân 60N-60P-60K trên khoai lang và 75N-60P-90K trên khoai mỡ làm gia tăng đường kính củ và năng suất củ khoai lang và khoai mỡ.

- Sử dụng hai dòng vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas fluorescens Strain smppsap4, Pseudomonas putida strain S18 kết hợp với công thức phân 40N-60P-90K cho năng suất khoai lang và khoai mỡ cao hơn đối chứng không chủng bổ sung vi khuẩn.

- Việc bón vùi xác bã khoai lang hoặc khoai mỡ đã được xử lý bằng Trichoderma harzianum, Trichoderm asperellum và Trichoderma-ĐHCT kết hợp với công thức phân 80N-60P-30K làm tăng chiều cao cây, do đó tăng nắng suất lúa. Bên cạnh đó còn giúp gia tăng hấp thu đạm, lân và kali trong hạt lúa.

Hội đồng nghiệm thu đã đánh giá rất cao ý nghĩa mà đề tài đem lại, đặc biệt kết quả nghiên cứu là tiền đề cho việc nghiên cứu thêm nội dung khác thuộc về chế phẩm sinh học xử lý cho đất phèn, chuyên sâu lĩnh vực sử dụng phân sinh học.
 
NOFILE Download
 

Back !

Thống kê truy cập
Hiện có 38 khách Trực tuyến