Bảng quảng cáo
PHỔ BIẾN THÔNG TIN KHCN
Ứng dụng vi khuẩn vùng thân, lá và vùng rễ lúa kết hợp với dẫn xuất từ chitosan để phòng trừ một số bệnh hại quan trọng và kích thích tăng trưởng cây lúa
 
PGS. TS. Trần Vũ Phến
 
2017
 
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
 
Trường Đại học Cần Thơ
 
 
 
Đạt
 

Mục tiêu của đề tài nhằm tuyển chọn được một số sinh vật có lợi (vùng lá/ nội sinh/ vùng rễ) thích ứng với điều kiện sinh thái của tỉnh và dẫn xuất từ chitosan, kiểm soát hiệu quả một số bệnh quan trọng, kích thích tăng trưởng và giúp cây lúa chống chịu tốt với điều kiện môi trường; Xây dựng quy trình sản xuất chế phẩm sinh học theo hướng kết hợp giữa các tác nhân kiểm soát bệnh và kích thích tăng trưởng cho cây lúa; xây dựng mô hình quản lý dịch bệnh hại trên lúa theo hướng sinh học, an toàn, hiệu quả và bền vững.

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy:

- Chủng B. amyloliquefaciens-B61 có hiệu quả với bệnh đạo ôn lá; chủng B. amyloliquefaciens subsp. plantarum-B12 có hiệu quả với bệnh cháy bìa lá, tương đương thuốc Beam 75WP (bệnh đạo ôn) hoặc Starner 20WP (bệnh cháy bìa lá). Chủng B. amyloliquefaciens-B42, Bacillus-B54, -B57 có khả năng phòng, trị bệnh thối gốc lúa. Hiệu quả ức chế mầm bệnh của tác nhân sinh học có liên quan đến khả năng tiết enzyme thủy phân, tiết siderophore hoặc protease của chúng.

- Chủng B. amyloliquefaciens-B8, B. amyloliquefaciens subsp. plantarum-B12 chống chịu tốt điều kiện mặn cao hoặc pH thấp, kích thích sự tăng trưởng của cây lúa. Khả năng này có liên quan đến khả năng tiết của IAA, phân giải lân, cố định đạm và có hoạt tính ACCdeaminase cao.

- Dẫn xuất chitosan, chiết xuất từ vỏ tôm, cua (độ acetyl hóa cao, 95%) có hiệu quả kích kháng làm giảm bệnh đạo ôn ở thời điểm 7 ngày sau khi lây bệnh. Khi được bổ sung vào môi trường nuôi vi khuẩn Bacillus, huyền phù vi khuẩn cho hiệu quả đối với bệnh cháy bìa lá cao hơn áp dụng riêng lẻ.

- Chế phẩm sinh học B61 hoặc B12 đạt mật số 5x108 cfu/g, sau 6 tháng tồn trữ vẫn duy trì được hiệu quả đối kháng và phòng trị bệnh trên lúa.

- Trong điều kiện ngoài đồng, xử lý 3 lần (20, 40 và 70 ngày sau khi sạ) với chế phẩm B61 cho hiệu quả trên bệnh đạo ôn, tương đương với thuốc Beam 75WP; chế phẩm B12 cho hiệu quả trên bệnh cháy bìa lá, tương đương với thuốc Starner 20WP.

- Chế phẩm có hiệu quả kiểm soát tốt bệnh đạo ôn lá và cháy bìa lá, tương đương với biện pháp sử dụng thuốc hóa học hiện nay của nông dân.
 
NOFILE Download
 

Back !

Thống kê truy cập
Hiện có 41 khách Trực tuyến