Bảng quảng cáo
PHỔ BIẾN THÔNG TIN KHCN
Nghiên cứu và xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh đậu phộng có ứng dụng cơ giới hóa trên vùng đất xám Đức Hòa tỉnh Long An
 
Ths. Mai Thị Mộng Cúc
 
8/2017
 
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
 
Trung tâm Khuyến nông Long An
 
 
 
Đạt
 

Cây đậu phộng là cây truyền thống của huyện Đức Hòa, thời gian qua đậu phộng được trồng cả 3 vụ Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông, tuy nhiên vụ Đông Xuân là vụ chính có diện tích trồng và năng suất cao nhất, hai vụ còn lại có diện tích ít hơn dùng để sản xuất đậu giống, bình quân diện tích canh tác đậu phộng khoảng từ 5000-6600 ha. Tuy nhiên, với quy trình canh tác thủ công, năng suất thấp, cộng với những năm gần đây, sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp ở tỉnh Long An nói chung và huyện Đức Hòa nói riêng đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động trong nông nghiệp, công lao động tăng, dẫn đến chi phí đầu vào cao, lợi nhuận từ cây đậu phộng thấp. Nghiên cứu đã được thực hiện với mục tiêu nhằm gia tăng năng suất và hiệu quả sản xuất, góp phần phát triển cây đậu phộng bền vững, cải thiện thu nhập của người trồng đậu phộng trên vùng đất xám Đức Hòa, tỉnh Long An. Một số nội dung nghiên cứu bao gồm: (i) Điều tra tình hình sản xuất, hiện trạng kỹ thuật canh tác đậu phộng trên vùng đất xám Đức Hòa; (ii) Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh có ứng dụng cơ giới hóa trên vùng đất xám Đức Hòa; (iii) Thử nghiệm ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất đậu phộng tại tỉnh Long An; (iv) Xây dựng mô hình thử nghiệm áp dụng qui trình thâm canh đậu phộng có ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất.

Kết quả đề tài đã đưa ra được đánh giá khoa học hiện trạng canh tác đậu phộng dựa trên thực tiễn sản xuất và phân tích khoa học nhận ra được hiện trạng sản xuất đậu phộng của vùng Đức Hòa, Long An như: đất trồng khá phù hợp,chủ yếu dùng giống đậu Lỳ để trồng chiếm 98,4% và nguồn nước tưới đa số từ giếng khoan tưới theo phương pháp tưới thấm, ứng dụng cơ giới hóa khâu gieo và thu hoạch rất hạn chế, chủ yếu lao động thủ công, do vậy chi phí sản xuất còn cao, thiếu vốn sản xuất; và giá bán không ổn định, hiệu quả kinh tế chưa cao. Mặc dù còn nhiều khó khăn trong sản xuất, nhưng nông hộ vẫn duy trì diện tích trồng tại vùng này. Nghiên cứu đã chọn được ba giống đậu phộng (GV10. HL25, GV3) có triển vọng và thích nghi với vùng đất xám Đức Hòa-Long An, khoảng cách trồng (30x10) cm cho năng suất cao không khác biệt với đối chứng và công thức phân bón thích hợp cho việc cải thiện năng suất, chất lượng đậu phộng ở địa phương. Kết quả nghiên cứu ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất đậu phộng là hướng đi đúng và phù hợp trong điều kiện sản xuất hiện nay vì việc ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ trong canh tác đậu phộng vừa có lợi về mặt kinh tế, vừa giải quyết vấn đề khan hiếm công lao động hiện nay. Chi phí sản xuất bình quân của mô hình thử nghiệm tại các điểm khoảng 41 triệu đồng/ha, ít hơn 7,5 triệu đồng so với lô đối chứng (mô hình đối chứng bình quân 48,5 triệu/ha); Năng suất của mô hình thử nghiệm bình quân 2.621 kg/ha xem như tương đương với năng suất của mô hình đối chứng. Lợi nhuận của mô hình thử nghiệm đạt bình quân 5,4 - 16,1 triệu/ha, cao hơn so với mô hình đối chứng từ 79,8 - 167,2% (lợi nhuận của mô hình đối chứng từ 1,1 - 7,1 triệu/ha). Những kết quả về nghiên cứu đã được tập huấn và ứng dụng vào thực tế, giúp người dân trồng đậu phộng vùng đất xám Đức Hòa giảm chi phí sản xuất từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế so với tập quán canh trước đây.
Mặc dù năng suất của mô hình thử nghiệm chưa đạt theo mong muốn nhưng hiệu quả kinh tế tăng thêm vượt yêu cầu. Hiệu quả kinh tế tăng chủ yếu là do ứng dụng cơ giới hóa trong khâu gieo hạt và áp dụng đúng kỹ thuật bón phân đã giúp nông dân tiết giảm chi phí sản xuất nhưng vẫn đảm bảo năng suất, từ đó dẫn đến giảm giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận.
Việc áp dụng cơ giới hóa trong canh tác đậu phộng vừa giúp cho nông dân giải quyết được vấn đề thiếu hụt công lao động, vừa tiết giảm được chi phí sản xuất giúp nâng cao hiệu quả sản xuất. Có thể nói cơ giới hóa là hướng đi tất yếu nhằm thúc đẩy phát triển cây đậu phộng nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung theo hướng bền vững.
 
NOFILE Download
 

Back !

Thống kê truy cập
Hiện có 44 khách Trực tuyến