Bảng quảng cáo
PHỔ BIẾN THÔNG TIN KHCN
Chọn tạo giống lúa thơm cho vùng lúa đặc sản tỉnh Vĩnh Long
 
GS.TS. Nguyễn Thị Lang
 
11/2010
 
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
 
Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long
 
 
 
 

Đề tài được tổ chức thực hiện đạt kết quả tốt và hoàn thành trước thời hạn một tháng. Kết quả đề tài đã chọn được và khuyến nghị Tỉnh nên triển khai sớm các giống triển vọng là OM 4488, OM 4900, OM 6162 và OMCS 2009 trong cơ cấu giống của Tỉnh trong những mùa vụ tới, và có kế hoạch tiếp tục nghiên cứu để xây dựng bộ giống lâu dài cho Tỉnh.
Các nội dung công việc chính đã thực hiện: Nghiên cứu chọn lọc các dòng lúa thơm triển vọng từ 106 dòng/giống lúa phục vụ khảo nghiệm trên đồng ruộng tỉnh Vĩnh Long; Tổ chức sản xuất, nhân giống và cung cấp hơn 400 kg giống gốc và giống siêu nguyên chủng các giống lúa thơm OM 5900, OM 4488, OM 4900, OM 6162, OMCS 2009 cho nông dân vùng khảo nghiệm tại huyện Vũng Liêm và huyện Trà Ôn; Thực hiện khảo nghiệm 11 – 19 dòng triển vọng qua 04 vụ: Đông Xuân 2008 – 2009 và Đông Xuân 2009 -2010, Hè Thu 2009 và Hè Thu 2010 tại huyện Vũng Liêm (ấp Trường Hội xã Trung Nghĩa, ấp Nhơn Ngãi xã Hiếu Phụng, ấp Ngã Phú xã Hiếu Nhơn) và huyện Trà Ôn (ấp Vĩnh Thạnh xã Thuận Thới, ấp Tường Thọ xã Thới Hòa, ấp Hồi Xuân xã Xuân Hiệp); Tổ chức trình diễn và hội thảo đầu bờ tại huyện Vũng Liêm và Trà Ôn với hơn 600 lượt nông dân và cán bộ kỹ thuật tham gi, qua đó đã chọn ra (bằng Phiếu đánh giá giống) 05 giống triển vọng là OM 4488, OM 4900, OM 6162, OM 6073 và OMCS 2009; Thực hiện phân lập và đánh giá sâu bệnh (phản ứng Rầy nâu, bệnh Đạo ôn, tìm gen kháng bệnh Bạc lá, …), đánh giá phẩm chất giống (hàm lượng amylose, dinh dưỡng, …) theo tiêu chuẩn gạo xuất khẩu của 13 giống triển vọng được khảo nghiệm tại tỉnh Vĩnh Long; Xây dựng được 03 quy trình kỹ thuật canh tác lúa thơm chọn tạo tương ứng 3 giống được chọn qua 4 vụ khảo nghiệm: OM 4488, OM 4900, OM 6162; Tổ chức tập huấn kỹ thuật canh tác lúa thơm với hơn 300 lượt nông dân, cán bộ kỹ thuật tham dự (lồng ghép thêm trong một số cuộc hội thảo đầu bờ, trình diễn đánh giá giống lúa); Tổ chức thành công 02 cuộc hội thảo khoa học cấp tỉnh với hơn 100 lượt đại biểu tham dự là nhà khoa học, nhà quản lý, nông dân, cán bộ kỹ thuật, …
* Đánh giá bước đầu hiệu quả đề tài: quá trình gần 02 năm triển khai nghiên cứu, đề tài đã góp phần nâng cao kiến thức, kỹ thuật canh tác các giống lúa thơm cho bà con nông dân và cán bộ kỹ thuật tại các điểm mô hình nói riêng và tỉnh Vĩnh Long nói chung. Kết quả trực tiếp cho thấy các giống lúa triển vọng từ kết quả nghiên cứu của đề tài đã được nông dân trong vùng đánh giá cao và đã áp dụng mở rộng trên diện tích hơn 400 ha (tính đến thời điểm kết thúc đề tài là 413 ha).
 
NOFILE Download
 

Back !

Thống kê truy cập
Hiện có 408 khách Trực tuyến