Bảng quảng cáo
PHỔ BIẾN THÔNG TIN KHCN
Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới để xây dựng mô hình “Cánh đồng lúa 4 tốt” trên các vùng sinh thái khác nhau ở tỉnh Vĩnh Long
 
TS. Chu Văn Hách
 
09/2012
 
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
 
Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long
 
 
 
 

Đề tài đã: Điều tra đánh giá hiện trạng canh tác và chất lượng sản phẩm lúa của nông dân tại các vùng nghiên cứu là huyện Vũng Liêm, Tam Bình và Bình Tân (thu thập xử lý các tài liệu thứ cấp và điều tra phỏng vấn trực tiếp 300 nông dân); Tổ chức các thí nghiệm nghiên cứu về biện pháp canh tác hợp lý, kết hợp tổ chức ứng dụng mô hình trên quy mô nhỏ (03 hộ nông dân x 1ha/hộ/vụ, chia ruộng từng hộ thành 2 phần, một phần áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, phần còn lại áp dụng theo phương pháp cổ truyền của nông dân; Nghiên cứu các biện pháp canh tác tiết kiệm nước tưới cho lúa: 0.3 ha x 3 điểm x 2 vụ ĐX 2009 - 2010 và HT 2010; Nghiên cứu các biện pháp làm đất và xử lý rơm rạ để hạn chế ngộ độc cho lúa vụ Hè thu: 0.3 ha x 3 điểm x 1 vụ; Nghiên cứu các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón và ứng dụng phần mềm quản lý phân bón cho lúa: 0.2 ha x 3 điểm x 2 vụ ĐX 2009 - 2010 và HT 2010. Sử dụng phần mềm “Nutrient Manager” để kiểm chứng kết quả và so sánh);
- Từ kết quả nghiên cứu các biện pháp canh tác hợp lý kết hợp ứng dụng mô hình trên quy mô nhỏ, đề tài đã triển khai xây dựng thành công 06 mô hình và 06 Quy trình kỹ thuật canh tác lúa chất lượng cao, hiệu quả với quy mô 120 ha cho 02 vụ Đông Xuân và Hè Thu 2011 trên 3 tiểu vùng sinh thái của tỉnh (Tam Bình, Vũng Liêm, Bình Tân) theo mô hình “Cánh đồng lúa 4 tốt (Đất tốt-Giống tốt-Chăm sóc tốt-Sản phẩm và môi trường tốt)” đảm bảo tính đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp với trình độ và điều kiện của nông dân, giảm chi phí, tăng năng suất, tăng lợi nhuận so với kiểu canh tác cổ truyền của nông dân.
+ Triển khai ứng dụng mở rộng mô hình trên diện tích 60 ha trong vụ Đông xuân 2010 - 2011 tại 3 huyện Bình Tân, Vũng Liêm và Tam Bình của tỉnh Vĩnh Long. Kết quả cho thấy mô hình đã giảm chi phí trung bình là 25,3% (4.617.300 đồng/ha) từ việc giảm giống, phân bón, nước tưới và thuốc bảo vệ thực vật; hạ giá thành 35,3% (1.001 đồng/kg lúa); tăng năng suất 7,4% (2.860.000 đồng/ha); tăng lợi nhuận 31,6% (7.477.300 đồng/ha); tăng hiệu quả đầu tư đồng vốn 26,1% (0.55 đồng) so với kiểu canh tác cổ truyền của nông dân.
+ Triển khai ứng dụng mở rộng mô hình trên diện tích 60 ha trong vụ Hè thu 2011 tại 3 huyện Bình Tân, Vũng Liêm và Tam Bình của tỉnh Vĩnh Long. Kết quả cho thấy mô hình đã giảm chi phí trung bình 26,8% (4.600.000 đồng/ha); hạ giá thành 39,3% (1.286 đồng/kg lúa); tăng năng suất 10,7% (3.271.000 đồng/ha); tăng lợi nhuận 58,8% (7.870.000 đồng/ha); tăng hiệu quả đầu tư đồng vốn 29,5% (0.52 đồng) so với kiểu canh tác cổ truyền của nông dân.
- Qua kết quả triển khai thực tế trên đồng ruộng tỉnh Vĩnh Long, nhóm nghiên cứu đã đề xuất và khuyến nghị các giải pháp duy trì và nhân rộng mô hình trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, trên cơ sở khuyến cáo các quy trình kỹ thuật canh tác theo tiêu chí “cánh đồng lúa 4 tốt” phù hợp theo vụ Đông xuân và vụ Hè thu (quy trình chung có thể áp dụng cho tất cả các địa điểm; quy trình riêng áp dụng cho từng điểm).
- Ngoài ra đề tài đã tổ chức 06 cuộc tập huấn hội thảo đầu bờ với 650 lượt người dự, giúp nâng cao và bổ sung kiến thức mới về giống, kỹ thuật xử lý đất, tưới nước tiết kiệm, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật hiệu quả, hạn chế thất thoát trong khâu thu hoạch phơi sấy. Thông qua các mô hình thành công trong thực tế, đề tài đã tập huấn người dân thay đổi tập quán canh tác theo hướng hiệu quả, an toàn và phát triển bền vững, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường và giữ cân bằng sinh thái tự nhiên trên đồng ruộng.
 
NOFILE Download
 

Back !

Thống kê truy cập
Hiện có 240 khách Trực tuyến