Bảng quảng cáo
PHỔ BIẾN THÔNG TIN KHCN
Chọn lọc giống khoai lang mới và xây dựng vùng sản xuất giống khoai lang huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long
 
GS.TS. Nguyễn Thị Lang
 
08/2014
 
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
 
Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long
 
 
 
Khá
 

- Khảo sát hiện trạng sản xuất và tiêu thụ khoai lang (100 phiếu điều tra) tại huyện Bình Tân (tháng 02/2012 và có bổ sung một số thông tin mới thu thập năm 2014). Nội dung tập trung vào vấn đề giống, phân bón, kỹ thuật canh tác, các loại sâu bệnh hại chính và thị trường tiêu thụ khoai lang. Kết quả cho thấy:
+ Về giống: đa số nông dân trồng giống khoai lang Tím Nhật (>=95%), một số ít trồng Khoai Sữa và Khoai Đỏ. Nguồn giống chủ yếu là tự để giống (70%); còn lại là mua và trao đổi.
+ Tại Bình Tân, vùng trồng khoai lang theo hướng thâm canh – có tưới. Các vụ trồng là Đông Xuân, Xuân Hè, Hè Thu. Lượng phân bón sử dụng cao và bất cân đối (100-150 kg N, 50-60kg P2O5 và 12kg K2O/ha hoặc 137kg N, 60kg P2O5 và 32kg K2O/ha). Tưới 3-4 lần tại xã Thành Đông; 6-7 lần tại xã Tân Bình, năng suất và hiệu quả sản xuất cao.
+ Về thị trường tiêu thụ: khoai lang ở Bình Tân chủ yếu được tiêu thụ bởi các thương lái Trung Quốc, Mã Lai, Hàn Quốc và thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên giá cả và mức tiêu thụ cũng chưa ổn định. Do đó, cần một thị trường tiêu thụ khoai lang ổn định hơn. Nhà nước cần điều chỉnh cung cầu trong phân khúc thị trường tiêu thụ. Các nhà chế biến cần nên có phương án đầu tư về việc chế biến khoai lang tại chỗ.
- Chọn lọc vật liệu khởi đầu: Nguồn giống khoai lang được chọn làm vật liệu khởi đầu được lấy từ ngân hàng gen của Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long và Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam. Qua việc chọn giống khoai lang bằng kiểu hình nhóm nghiên cứu đã chọn lọc được 34 dòng khoai lang triển vọng có thể sử dụng làm nguồn vật liệu khởi đầu tốt biểu hiện nhiều đặc tính vượt trội với năng suất cao, phẩm chất khoai ngon.
- Sản xuất giống gốc ban đầu và nhân giống khoai lang gốc (siêu nguyên chủng).
+ Từ các dòng chọn lọc từ nguồn vật liệu khởi đầu, nhóm nghiên cứu đã nhân được 18 giống khoai lang gốc khác nhau phục vụ thí nghiệm gồm: OMKL1 - OMKL16, OMKL18 và Hưng Lộc. Đã sản xuất và cung cấp 571.000 hom khoai lang giống cho 5 điểm khảo nghiệm tại huyện Bình Tân qua các vụ (Hè Thu 2012: 75.000 hom; Đông Xuân 2012-2013: 100.500 hom; Hè Thu 2013: 195.000 hom; Đông Xuân 2013-2014: 200.500 hom ).
+ Tổ chức nhân 24 giống khoai lang siêu nguyên chủng với diện tích 5.000 m2. Trồng và nhân giống, cung cấp hom giống cho các điểm thí nghiệm trong các vụ Đông Xuân 2012-2013 (35.000 hom/giống), Hè Thu 2013 (35.000 hom/giống), Đông Xuân 2013-2014 (35.000 hom/giống).
- Tổ chức khảo nghiệm qua các vụ (từ năm 2012 - 2014): Đã tổ chức khảo nghiệm các giống khoai lang mới qua các vụ Đông Xuân và Hè Thu của năm 2012 và 2013, và khảo nghiệm - trình diễn qua các vụ Đông Xuân và Hè Thu của năm 2013 và 2014 thực hiện tại 5 điểm khảo nghiệm (1.000 m2 /điểm) trên địa bàn huyện Bình Tân.
Trong vụ Đông Xuân, các giống phù hợp trên các vùng sinh thái của cả 5 điểm thí nghiệm là OMKL18, Hưng Lộc có năng suất khá cao và ổn định. Các giống OMKL4, OMKL6, OMKL13, OMKL11 năng suất khá cao nhưng vẫn còn biến động.
Vụ Hè Thu, kết quả đánh giá ghi nhận tương tự như ở vụ Đông Xuân, các giống phù hợp trên các vùng sinh thái của cả 5 điểm thí nghiệm là Hưng Lộc, OMKL18 có năng suất khá cao và ổn định. Các giống OMKL4, OMKL6, OMKL13, OMKL11 năng suất khá cao nhưng vẫn còn biến động.
- Thực hiện đánh giá phẩm chất các giống khoai lang: Kết quả cho thấy các giống khoai lang OMKL2, OMKL11 có hàm lượng tinh bột cao nhất, lần lượt là 83,1% và 79,5%. Về hàm lượng beta-carotene cao nhất ghi nhận các giống OMKL1 (55,4%), OMKL4 và OMKL14 (54,3%). Hàm lượng amylose cao nhất đạt 26,5% là giống OMKL4, và các giống khoai lang có hàm lượng amylose cao gồm: OMKL7, OMKL12, OMKL2, OMKL6. Hàm lượng protein cao thuộc về các giống: Hưng Lộc, OMKL10. Hàm lượng đường frutose cao nhất thuộc về giống: OMKL4 (10,1 ug/g), OMKL6 (8,9 ug/g). Hàm lượng đường glucose cao nhất thuộc về giống: OMKL9 (17,3 ug/g), OMKL11 (14,5 ug/g). Hàm lượng đường sucrose cao nhất thuộc về giống: Khoai Tím Nhật (27,6 ug/g), OMKL5 (26,2 ug/g).
- Xây dựng quy trình kỹ thuật: đề tài đã nghiên cứu xây dựng và đề xuất các Quy trình canh tác các giống khoai lang mới; Quy trình sản xuất giống khoai lang mới; Quy trình phục tráng giống khoai lang địa phương (Tím Nhật).
- Nghiên cứu và đề xuất bộ tiêu chí chọn giống khoai lang: đề tài đã nghiên cứu và đề xuất bộ tiêu chí chọn giống khoai lang gồm 20 tiêu chí: Màu sắc của lá, Mức độ xanh của lá, Độ chẻ của lá, Độ dầy của lá, Màu sắc của hoa, Thời gian trỗ hoa, Màu sắc của thân, Số bông trên cây, Chiều dài trục chính của bông (cm), Trọng lượng củ, Màu sắc của vỏ ngoài, Màu sắc của ruột khoai, Mùi thơm, Hàm lượng amylose, Sắc tố, Hàm lượng đường, Hàm lượng tinh bột, Hàm lượng carotene, Chống chịu sâu bệnh, Virus.
- Xây dựng mạng lưới sản xuất giống:
+ Đã thực hiện và vận động xây dựng mạng lưới sản xuất giống khoai lang mới cho huyện Bình Tân với diện tích nông dân đăng ký là 27,2 ha/20 ha (mục tiêu ban đầu) .
+ Đã xây dựng và đề xuất phương án mở rộng qui mô mạng lưới sản xuất giống khoai lang đến 50 ha cho Tỉnh (mang tính khuyến cáo/ đề xuất với ngành nông nghiệp địa phương để tham khảo, xây dựng đề án chính thức trình phê duyệt và tổ chức triển khai trong thời gian tới).
- Hội thảo khoa học: đề tài đã tổ chức 2 hội thảo khoa học cấp tỉnh với khoảng 100 lượt đại biểu từ nông dân và cán bộ kỹ thuật, quản lý từ các Sở ngành tỉnh và nhà khoa học từ viện trường tham dự với nhiều đóng góp thiết thực cho kết quả đề tài. Tổ chức 5 hội thảo đầu bờ tại 5 điểm trình diễn với sự tham gia của 230 lượt nông dân và cán bộ kỹ thuật trong năm 2012, và 270 lượt nông dân và cán bộ kỹ thuật trong năm 2013 và đầu năm 2014. Nội dung hội thảo đầu bờ tập trung kết hợp tập huấn kỹ thuật sản xuất giống và kỹ thuật canh tác khoai lang và trao đổi các vấn đề liên quan đến phẩm chất khoai lang, giống khoai lang, tình hình sâu bệnh, sử dụng phân bón, quy trình kỹ thuật, giá thành và tiêu thụ của khoai lang, …
* Đề xuất các giống khoai lang triển vọng :
- Danh sách các giống khoai lang triển vọng: OMKL4 (Khoai lang Giấy/ Khoai lang Úc), OMKL6 (Khoai Lang Tím Nhật / Khoai lang Bí), OMKL 13 (Khoai lang Như Ngọc/ Khoai lang Tím Nhật), OM KL 14 (Khoai Lang Tím Nhật/ Khoai lang Sữa), OMKL 18 (Khoai Lang Đà lạt / Khoai lang Như Ngọc), KL Hưng Lộc (Hưng Lộc).
- Bộ giống đề nghị sản xuất cho Tỉnh (đề nghị tiếp tục hoàn thiện công nghệ và sản xuất thử các giống gốc):
+ Giống chủ lực (do đề tài chọn): Tím Nhật, Hưng Lộc, OMKL4, OMKL6.
+ Giống bổ sung (do nhu cầu thị trường Trung Quốc, Malaysia): OMKL5, OMKL13, OMKL14, OMKL18 .

 
NOFILE Download
 

Back !

Thống kê truy cập
Hiện có 38 khách Trực tuyến