Bảng quảng cáo
PHỔ BIẾN THÔNG TIN KHCN
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long
 
PGS.TS. Dương Ngọc Thành
 
08/2014
 
Văn hóa xã hội
 
Viện nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long
 
 
 
Khá
 

- Nghiên cứu tổng quan tài liệu và cơ sở lý luận về đào tạo nghề ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long: đã nghiên cứu tài liệu thứ cấp tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2006-2012 có liên quan đến Kinh tế - Xã hội, đào tạo nghề, việc làm và thu nhập của người lao động ở nông thôn; nghiên cứu vai trò chủ trương, chính sách và pháp luật trong việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Vĩnh Long; nghiên cứu kinh nghiệm trong đào tạo nghề ở nông thôn phục vụ phát triển Kinh tế - Xã hội.
- Tổ chức điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng về chất lượng đào tạo nghề ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long. Thực hiện trên địa bàn 8 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Vĩnh Long. Khảo sát 88 giáo viên dạy nghề nông thôn, 42 cán bộ quản lý dạy nghề nông thôn ở ngành Tỉnh, 44 cán bộ quản lý ở các Trung tâm dạy nghề công lập và tư thục, 9 cán bộ quản lý và nhân viên ở doanh nghiệp, hợp tác xã có sử dụng lao động qua đào tạo nghề nông thôn và 1.400 người lao động có học nghề nông thôn. Kết quả đã đánh giá được thực trạng chất lượng đào tạo nghề ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long; những khó khăn, thách thức trong công tác đào tạo nghề ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long (khâu quy hoạch phát triển, khâu tổ chức và quản lý, vấn đề nhận thức học nghề, công tác tuyên truyền, chính sách hỗ trợ, công tác giải quyết việc làm, …).
- Nghiên cứu và xây dựng được Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long bao gồm 07 tiêu chuẩn và 46 tiêu chí cụ thể được lượng hóa thành 500 điểm đánh giá: (1) Mục tiêu phát triển cơ sở đào tạo nghề công lập, có 4 tiêu chí, 30 điểm; (2) Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ quản lý nghề nông thôn, có 3 tiêu chí, 30 điểm; (3) Chương trình, giáo trình đào tạo nghề nông thôn, có 7 tiêu chí, 110 điểm; (4) Đội ngũ giáo viên và nhân viên phục vụ dạy nghề nông thôn, có 10 tiêu chí, 100 điểm; (5) Cơ sở vật chất - trang thiết bị phục vụ dạy nghề, có 04 tiêu chí, 45 điểm; (6) Tài chính, có 04 tiêu chí, 60 điểm; (7) Học viên học nghề nông thôn, có 14 tiêu chí, 125 điểm.
- Tổ chức hội thảo khoa học và nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Vĩnh Long:
+ Thực hiện 03 Hội thảo khoa học. Một hội thảo khoa học về Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long. Một hội thảo khoa học về Đánh giá thực trạng về chất lượng đào tạo nghề ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long. Một hội thảo khoa học về Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long. Đồng thời, đề tài đã tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh An Giang.
+ Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng, nghiên cứu kinh nghiệm tỉnh bạn, tiếp thu góp ý từ các hội thảo khoa học, nhóm nghiên cứu đã đề xuất được hệ thống các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long trong thời gian tới, gồm: nhóm giải pháp mang tính đột phá; nhóm giải pháp mang tính ưu tiên; nhóm giải pháp mang tính trước mắt và thực hiện thường xuyên; nhóm giải pháp mang tính lâu dài .
Với bộ tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nghề ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long có tính khoa học và các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở nông thôn góp phần cung cấp những khuyến nghị khoa học, khả thi cho cơ quan quản lý nhà nước tham khảo, vận dụng tham mưu thành cơ chế chính sách nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông thôn, thúc đẩy phát triển Kinh tế - Xã hội, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo cho người dân khu vực nông thôn tỉnh Vĩnh Long.
 
NOFILE Download
 

Back !

Thống kê truy cập
Hiện có 56 khách Trực tuyến