Bảng quảng cáo
PHỔ BIẾN THÔNG TIN KHCN
Xây dựng các mô hình kinh tế phục vục xây dựng nông thôn mới tại xã Long Mỹ huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long
 
PGS.TS. Cao Hồng Phong và KS. Trần Thu Hà
 
10/2014
 
Kinh tế
 
Trường Đại học Cửu Long
 
 
 
Khá
 

- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội xã Long Mỹ huyện Măng Thít (tập trung cơ cấu kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, cơ sở hạ tầng, tổ chức quản lý sản xuất, phát triển hợp tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, các mô hình kinh tế - năng suất và hiệu quả (khảo sát 20 mô hình sản xuất tiêu biểu), …). Từ kết quả khảo sát và đánh giá thực trạng nhóm nghiên cứu đã đề xuất chọn và thực hiện 05 mô hình sau: trồng Thanh Long ruột đỏ, trồng khoai Mỡ ruột trắng, nuôi cá chạch Lấu thương phẩm, sinh vật cảnh, chầm lá theo hướng hợp tác hóa.
- Đã khảo sát chọn địa điểm, chọn các hộ dân tham gia và triển khai tốt các mô hình kinh tế xây dựng nông thôn mới tại xã Long Mỹ huyện Măng Thít:
+ Mô hình trồng Thanh Long ruột đỏ: thực hiện trên quy mô 5.600 m2 với 06 hộ dân tham gia. Áp dụng thành công quy trình thâm canh và điều khiển ra hoa nghịch vụ, rải vụ, đạt hiệu quả kinh tế cao. Từ thực tiễn sản xuất, đã bổ sung và hoàn thiện quy trình trồng Thanh Long ruột đỏ phù hợp với địa phương. Hiện nay kết quả mô hình đã lan tỏa nâng diện tích trồng Thanh Long ruột đỏ lên hơn 10.000 m2 trên địa bàn xã.
+ Mô hình trồng khoai Mỡ ruột trắng: thực hiện trên quy mô 3.000 m2 với 03 hộ dân tham gia, đạt hiệu quả kinh tế cao. Quá trình xây dựng mô hình đã thành lập được tổ hợp tác sản xuất, liên kết được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm (Công ty NFC) giúp người nông dân an tâm sản xuất và lợi nhuận cao, ổn định.
+ Mô hình làng nghề trồng cây cảnh: đã phối hợp với hội sinh vật cảnh tỉnh tổ chức tập huấn tay nghề cho hơn 50 học viên. Thiết kế hoa viên và triển khai xây dựng khu triển lãm sinh vật cảnh quy mô 1.000 m2 ở ấp Long Phước với trên 30 loại cây kiểng có giá trị cao. Đã thành lập được câu lạc bộ sinh vật cảnh của xã với nhiều họat động phong phú.
+ Mô hình nuôi cá chạch Lấu thương phẩm: thực hiện trên quy mô 1.000 m2 ao thả 2.000 cá giống với 01 hộ dân tham gia. Mô hình kết hợp vừa nghiên cứu bổ sung hòan thiện quy trình nuôi đạt năng suất cao và ổn định, vừa trình diễn tại chỗ. Kết quả cho thấy mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao với tỷ lệ sống đạt 60%, cá đạt trọng lượng trung bình 300 g - 350g/con. Tuy nhiên việc nhân rộng mô hình còn những khó khăn về con giống, vốn đầu tư lớn, cần tuân thủ quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt, … nên rất cần có sự hỗ trợ của nhà nước.
+ Mô hình làng nghề chầm lá theo hướng hợp tác hóa: đã được triển khai tốt với 04 hộ dân làm nghề truyền thống tham gia. Đã hỗ trợ xây dựng 04 ô chầm lá với quy mô 106 m2 đạt tiêu chuẩn theo đề tài quy định. Quá trình họat động đã vận động và thành lập được tổ hợp tác chầm lá họat động bước đầu khá tốt, giúp các hộ tham gia sản xuất ổn định, đạt hiệu quả kinh tế khá tốt (nơi sản xuất được vệ sinh hơn, bảo quản nguyên liệu và sản phẩm được tốt hơn, năng suất và chất lượng sản phẩm được nâng lên, thu nhập tăng 24%).
- Trên cơ sở kết quả đạt được từ các mô hình thực tế đã triển khai, nhóm nghiên cứu đã đề xuất các định hướng phát triển giai đọan tiếp theo cho các mô hình, và đề xuất các giải pháp duy trì và nhân rộng mô hình trong thời gian tới.
- Từ kết quả các mô hình thực tế, nhóm nghiên cứu đã đúc kết, bổ sung và hòan thiện đề xuất được các quy trình kỹ thuật trồng Thanh Long ruột đỏ, quy trình kỹ thuật trồng khoai Mỡ, quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm cá chạch Lấu, … phù hợp điều kiện địa phương, mang tính khuyến cáo cho việc áp dụng nhân rộng mô hình .
Đề tài đã góp phần chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ thông qua hỗ trợ người dân trực tiếp tham gia xây dựng các mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao đời sống người dân, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
 
NOFILE Download
 

Back !

Thống kê truy cập
Hiện có 35 khách Trực tuyến