Bảng quảng cáo
PHỔ BIẾN THÔNG TIN KHCN
Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý và vận động nhân dân của hệ thống chính trị ở cơ sở tỉnh Vĩnh Long
 
hạc sĩ Lê Thành Tông
 
12/2014
 
Văn hóa xã hội
 
Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
 
 
 
Khá
 

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và tổng quan về năng lực lãnh đạo, quản lý, vận động nhân dân của hệ thống chính trị ở cơ sở.
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng năng lực lãnh đạo, quản lý và vận động nhân dân của hệ thống chính trị ở cơ sở tỉnh Vĩnh Long (trên cơ sở kết quả tổ chức khảo sát với 760 phiếu và phỏng vấn trực tiếp các đối tượng như: bí thư, phó bí thư cấp xã; chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp xã; phó chủ tịch HĐND cấp xã; chủ tịch, phó chủ tịch UBMTTQ cấp xã; bí thư, phó bí thư đòan thanh niên cấp xã; chủ tịch, phó chủ tịch hội phụ nữ cấp xã; chủ tịch, phó chủ tịch hội nông dân cấp xã; chủ tịch, phó chủ tịch hội cựu chiến binh cấp xã; chủ tịch công đòan cấp xã; người dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long; và thu thập nghiên cứu các tài liệu liên quan từ Ban tổ chức tỉnh ủy, Sở Nội Vụ, Ban tổ chức các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, Ban dân tộc của tỉnh).
Từ kết quả đánh giá thực trạng nhóm nghiên cứu xây dựng các giải pháp bước đầu về nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý và vận động nhân dân của hệ thống chính trị ở cơ sở để phục vụ triển khai áp dụng thí điểm.
- Tổ chức triển khai thí điểm áp dụng một số giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý và vận động nhân dân của hệ thống chính trị ở cơ sở (nhóm nghiên cứu đã chọn lựa một số giải pháp khả thi áp dụng từ các giải pháp đề xuất ở trên) tại 02 xã nông thôn mới của tỉnh Vĩnh Long là: xã Thanh Bình huyện Vũng Liêm và xã Hòa Lộc huyện Tam Bình. Thời gian vận hành thí điểm khỏang 8 tháng. Kết quả thí điểm đã được nhóm nghiên cứu đánh giá so sánh với trước thí điểm, rút ra bài học kinh nghiệm và giúp tiếp tục hoàn thiện các giải pháp đề xuất .
- Trên cơ sở kết quả đánh giá thực trạng, nghiên cứu cơ sở lý luận, tham khảo kinh nghiệm tỉnh bạn, kết quả thí điểm áp dụng một số giải pháp tại 2 xã Thanh Bình huyện Vũng Liêm và xã Hòa Lộc huyện Tam Bình, và tiếp thu các góp ý hữu ích thiết thực từ 3 cuộc tọa đàm chuyên đề và 2 cuộc hội thảo khoa học cấp tỉnh, nhóm nghiên cứu đã đề xuất được hệ thống các giải pháp có tính khoa học và thực tiễn về nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý và vận động nhân dân của hệ thống chính trị ở cơ sở tỉnh Vĩnh Long đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 (nhóm giải pháp chung: giải pháp về tổ chức cán bộ, giải pháp về đào tạo bồi dưỡng; nhóm giải pháp riêng cho các đối tượng: giải pháp cho đảng ủy cấp xã, giải pháp cho chính quyền cấp xã, giải pháp cho các đòan thể cấp xã; giải pháp cho bí thư chi bộ ấp).
- Từ kết quả đạt được, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số khuyến nghị với các cơ quan đảng, chính quyền, các đơn vị liên quan (Trung ương, Ban thường vụ tỉnh ủy, UBND Tỉnh, Ban tổ chức tỉnh ủy, Sở Nội Vụ, trường chính trị Phạm Hùng, …) với mong muốn ngày càng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý và vận động nhân dân của hệ thống chính trị ở cơ sở, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Long
 
NOFILE Download
 

Back !

Thống kê truy cập
Hiện có 24 khách Trực tuyến