Bảng quảng cáo
PHỔ BIẾN THÔNG TIN KHCN
Xây dựng mô hình ứng dụng năng lượng khí sinh học tại tỉnh Vĩnh Long
 
PGS.TS. Bùi Thị Nga
 
05/2016
 
Tài nguyên - Môi trường
 
Trường Đại học Cần Thơ
 
Bộ Giáo dục và Đào tạo
 
 
Loại khá
 

Kết quả khảo sát 100 hộ sử dụng KSH tại huyện Vũng Liêm, Long Hồ, Tam Bình và
Trà Ôn cho thấy có khoảng 97% hộ sử dụng KSH cho đun nấu, chỉ có 3% hộ khảo sát có mô
hình KSH – phát điện chủ yếu tự chế từ máy cũ (máy dầu hoặc máy xe honda). Tuy nhiên
chưa được lắp đặt bộ phận chuyến đổi KSH thành điện và chưa có bộ lọc khí H2S nên việc sử
dụng điện từ KSH vẫn chưa thường xuyên và chưa hiệu quả. Lượng KSH dư (chủ yếu là khí
mêtan) do không sử dụng hết cho đun nấu góp phần ô nhiễm môi trường không khí tại chỗ và
gia tăng hiệu ứng khí nhà kính. Do vậy sử dụng điện từ KSH cần được khuyến khích và đẩy
mạnh ở các vùng nông thôn, do chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh đã và đang diễn biến
theo chiều hướng xấu, nhiều vấn đề bức xúc gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cộng
đồng và tài nguyên thiên nhiên như ô nhiễm môi trường nước mặt từ rác thải sinh hoạt, nông
nghiệp, và chăn nuôi không được thu gom mà thải trực tiếp ra môi trường gây suy thoái môi
trường đất nước và không khí. Năng lượng KSH sử dụng cho đun nấu quy mô hộ gia đình
được các hộ dân phục vụ cho sinh hoạt gia đình nhưng với các hầm ủ có thể tích lớn từ 20-
40m3 vẫn còn dư KSH sau khi đun nấu. Sử dụng KSH dư để chạy máy phát điện nhằm tiết
kiệm được chi phí điện hàng tháng và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật ở các vùng nông
thôn. Tuy nhiên, việc sử dụng KSH thay thế cho nhiên liệu trong sản xuất và đời sống của
người dân nông thôn vẫn chưa được quan tâm. Do vậy, dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng
năng lượng khí sinh học tại tỉnh Vĩnh Long” đã được thực hiện nhằm sử dụng lượng KSH
dư, tiết kiệm chi phí cho nông hộ, phù hợp với định hướng phát triển xã nông thôn mới nhằm
2
thực hiện chương trình tiết kiệm năng lượng theo đúng chủ trương của nhà nước, góp phần
hạn chế ô nhiễm chất thải chăn nuôi rất phổ biến ở các xã nông thôn tỉnh Vĩnh Long.
Phạm vi nghiên cứu của dự án:
- Triển khai mô hình phát điện sử dụng KSH tại huyện Vũng Liêm, Long Hồ và Trà Ôn.
- Triển khai mô hình bếp gas hồng ngoại cải tiến tại huyện Vũng Liêm, Long Hồ, Tam Bình
và Măng Thít.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của dự án:
- Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí và hiệu ứng nhà kính do khí dư đã được
sử dụng cho máy phát điện.
- Giảm sử dụng điện lưới, giảm tiêu thụ năng lượng hóa thạch, tiết kiệm chi phí sản xuất, giúp
hộ sản xuất liên tục mỗi khi cúp điện phục vụ phát triển kinh tế nông thôn bền vững.
 
20160927152702_4. Bao cao NTchinh thuc.pdf Download
 

Back !

Thống kê truy cập
Hiện có 29 khách Trực tuyến