Bảng quảng cáo
PHỔ BIẾN THÔNG TIN KHCN
Nghiên cứu mô phỏng và đánh giá độ tin cậy của một số công trình xây dựng tại tỉnh Vĩnh Long
 
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hoài Sơn
 
06/2015
 
 
Trường Đại học Cửu Long
 
 
 
Đạt
 

Đề tài đi sâu vào nghiên cứu các nội dung: Đánh giá thực trạng chất lượng công trình xây dựng; Nghiên cứu xây dựng phần mềm mô phỏng và đánh giá độ tin cậy của một số công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, theo đó, một phần mềm và những ứng dụng để mô phỏng, đánh giá độ tin cậy của một số công trình xây dựng cũng là một trong những sản phẩm của đề tài
Qua 24 tháng thực hiện, thông qua 3 báo cáo với các nội dung nằm trong khuôn khổ đề tài:
- Đánh giá mức độ an toàn về mặt thiết kế của một số công trình ở tỉnh Vĩnh Long (công trình trường Đại học Cửu Long và trường tiểu học Hùng Vương) cho thấy các công trình dân dụng khảo sát trong đề tài đều ở mức độ an toàn cao, kết quả thiết kế cốt thép cho cấu kiện sàn và dầm là quá lớn so với tải trọng thiết kế của sàn được yêu cầu. Mức độ an toàn quá cao này, thật sự, có thể dẫn đến sự tăng mạnh về kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản cho các công trình. Cho nên cần chú trọng hơn đến tính hợp lý của thiết kế, nhằm tiết kiệm chi phí xây dựng cho những công trình trong tương lai.
- Tính toán ổn định sạt lỡ bờ kè Cổ Chiên tỉnh Vĩnh Long, kết quả: Phương pháp Bishop và Spencer phù hợp để tính toán hệ số an toàn Fs đối với bờ sông chưa gia cường và gia cường với độ tin cậy trên 98%. Khi phân tích ổn định kè, cần tính toán đến sự thay đổi mực nước sông. Hệ số an toàn ổn định bờ kè giảm đi khi mực nước sông hạ thấp, mực nước nguy hiểm trung bình của bờ sông Cổ Chiên khu vực nghiên cứu là 4.0m (tương đương cao trình mực nước sông -1.5m); trong đó giá trị mực nước nguy hiểm cao nhất theo lý thuyết thống kê là từ 3.3m đến 3.8m (cao trình -0.8m đến -1.3m). Kết quả này được kiểm chứng bởi một số sạt lở thực tế tại tỉnh Vĩnh Long. Ngoài ra, để đánh giá độ tin cậy (ĐGĐTC) cho các kết cấu xây dựng các công trình, đề tài đã trình bày tổng quan vai trò và phương pháp đánh giá, các yêu cầu cần có và các bước thực hiện của một bài toán ĐGĐTC, đồng thời giới thiệu mô hình ĐGĐTC cho kết cấu khung nền tảng được áp dụng mở rộng cho việc ĐGĐTC của các công trình.
- Phần mềm tính toán kết cấu SAFEM cũng đã được nhóm nghiên cứu thiết kế để tính toán các kết cấu khung, giàn 2D,…kết quả bao gồm chuyển vị, nội lực, biểu đồ nội lực, …các kết quả sẽ được lưu trữ làm nền tảng cho các phần đánh giá khác.
 
20180418013204_VLG.TI020.2017-0000180.pdf Download
 

Back !

Thống kê truy cập
Hiện có 100 khách và 2 thành viên Trực tuyến