Khắc phục rối loạn sinh sản trong chăn nuôi thỏ

Thỏ sinh sản thường có hiện tượng “chửa giả”, chậm sinh hoặc vô sinh làm giảm số lứa đẻ/thỏ cái/năm, giảm số con/lứa/năm.

khacphuc.bmp

Khi thỏ động dục nếu có những tác nhân gây hưng phấn kích thích rụng trứng sẽ hình thành quá trình tiết hoóc môn ở cơ quan sinh dục cái do vậy cản trở kỳ động dục tiếp theo, hiện tượng này gọi là “chửa giả”.

Trường hợp thỏ chậm sinh lâu ngày không thấy động dục hoặc phối giống nhiều lần không có thai, do rất nhiều nguyên nhân, có thể là do thỏ đực chưa thành thục về tính dục do già yếu hay bệnh tật ảnh hưởng xấu tới tính dục có thể do thỏ cái bị bệnh ở tử cung, buồng trứng hay rối loạn về nội tiết tố (hormone) do thức ăn chất lượng kém, thiếu đạm hoặc sinh tố… Hoặc do khẩu phần ăn quá đơn điệu thỏ cái quá mập hay quá ốm do chuồng trại chật chội, nóng bức, ẩm thấp, mưa tạt, gió lùa… Tất cả các yếu tố trên đều ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của thỏ cái.

Cách khắc phục: Căn cứ vào các nguyên nhân gây sinh sản kém do chăm sóc nuôi dưỡng hay môi trường sống đã nêu ở trên để ta có điều chỉnh hợp lý giúp cho thỏ khoẻ mạnh, môi trường sống phù hợp sẽ kích thích đẻ nhiều lứa/năm, mỗi lứa nhiều con. Nếu nguyên nhân do bệnh tật (viêm tử cung, buồng trứng) thì nên loại thải.

Sau khi thỏ đẻ 2-3 ngày ta có thể phối giống trở lại, tuỳ vào tình hình sức khoẻ của thỏ mẹ mà ta có thể cho sinh sản 6-8 lứa/năm.

Định kỳ 2-3 tháng bổ sung vitamin tổng hợp ADEC cho thỏ mẹ. Cho thỏ mẹ uống hoặc trộn với thức ăn tinh, rau xanh giúp thỏ khoẻ mạnh, tăng sức đề kháng chống lại vi sinh vật gây bệnh xâm nhập, chúng sẽ mắn đẻ nhiều lứa/năm và đẻ sai con trong mỗi lứa.

                                                                           NACESTI (Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)