Nuôi dưỡng và chăm sóc nhím
Chuồng trại nuôi nhím
Chuồng nuôi nhím nên làm nửa sáng nửa tối, không cần ánh sáng trực tiếp (ánh sáng tán xạ), tránh mưa tạt, gió lùa và nắng nóng, phải đảm bảo khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát. Nền chuồng và sàn chuồng nên tráng bằng bê tông hơi dốc, dày 8-10cm để nhím không đào hang chui ra ngoài và dễ thoát nước... Xung quanh rào bằng lưới thép cao 1,2-1,5cm, phía trước có cửa ra vào thuận lợi.
Mỗi ô chuồng chỉ cần khoảng 1,5-2m2, rộng 1m, dài 1,5-2m. Giữa hai ô chuồng nên xây tường hoặc che tôn cao 20-30cm để nhím không cắn chân nhau.
Máng uống nhỏ vừa phải rộng 10-15cm, cao 15-20cm và xây ở ngoài sân để nhím không ngâm mình, ỉa đái làm mất vệ sinh, và làm ẩm ướt nền chuồng.
Hệ thống cống rãnh thoát nước thiết kế ở phía sau, ngoài chuồng.
Trong tự nhiên nhím hay ở hang nên có thể làm hang nhân tạo cho nhím bằng tôn uốn cong hoặc bằng ống cống phi 40-50cm và để ở ngoài sân chơi để tiện vệ sinh, nhưng tốt nhất nên làm hang nhân tạo cho nhím nuôi, vừa đảm bảo vệ sinh, vừa tạo điều kiện cho nhím dễ thích nghi.
Thức ăn
Thức ăn của nhím rất phong phú, đa dạng, gồm tất cả các loại rau, quả, củ, rễ cây, mầm cây ngọt bùi đắng chát đều được...
Bình thường nhím trưởng thành ăn 2kg thức ăn/con/ngày. Nhưng khi nhím đẻ cần bổ sung thêm thức ăn, nhất là thức ăn tinh giàu đạm, khoáng, sinh tố... để nhím con mau lớn, nhím mẹ đỡ mất sức vừa đỡ phải tiết sữa nuôi con vừa mang thai. Thức ăn cho nhím, nhất là nhím đực cần bổ sung thêm rễ cây, mầm cây các loại như rễ cau, rễ dừa, giá lúa, đậu đỗ... để nhím đực có tính dục hăng.
Trong chuồng cần bổ sung một vài mẩu xương hay đá liếm (loại dùng cho trâu bò, dê, cừu...) để nhím mài răng và liếm láp khoáng tự do, rất có lợi cho nhím sinh sản và tiết sữa nuôi con.
Khẩu phần ăn
Giai đoạn 1-3 tháng tuổi: cho ăn khoảng 0,3kg rau củ quả các loại, 0,01kg cám viên tổng hợp, 0,01kg lúa bắp đậu các loại.
Giai đoạn 4-6 tháng tuổi: cho ăn 0,6kg rau quả củ, 0,02kg cám viên tổng hợp, 0,02kg lúa bắp đậu các loại, 0,01kg khô dầu dừa, đậu phộng.
Giai đoạn 7-9 tháng tuổi: cho ăn 1,2kg các loại rau quả củ, 0,04kg cám viên hỗn hợp, 0,04kg lúa bắp đậu các loại, 0,02kg khô dừa, đậu phộng.
Giai đoạn sinh sản: cho ăn 2kg rau quả củ các loại, 0,08kg cám viên hỗn hợp, 0,08kg lúa bắp đậu các loại, 0,04kg khô dừa, đậu phộng.
Cách phân biệt nhím đực, nhím cái
Khi nhím còn nhỏ, có thể cho nhím con nằm ngửa, dùng hai ngón tay vạch lỗ sinh dục ra, thấy gai giao cấu lộ rõ là con đực, không thấy gai giao cấu là con cái.
Khi nhím đã trưởng thành, có thể quan sát thấy: nhím đực mỏ dài, đầu nhọn, thân hình thon dài, đuôi dài hơn con cái, tính tình hung dữ, hay sừng lông, đạp chân phành phạch, tấn công đối phương và rất nhường nhịn, hào hiệp để bảo vệ con đàn, không cho bất cứ nhím đực trưởng thành nào ở nơi khác xâm phạm lãnh thổ và đàn cái do nó kiểm soát.
Nhím cái mỏ ngắn, đầu hơi tròn, thân hình mập và ngắn hơn, đuôi ngắn hơn con đực, tính tình hiền lành, chỉ hung dữ lúc đẻ.
Cũng có thể cho nhím vào lồng để quan sát, nếu thấy dưới háng có hai dịch hoàn và dương vật nhô ra phía trước bụng, cách lỗ hậu môn khoảng 2-3cm thì đó là nhím đực, nếu thấy dưới háng có lỗ sinh dục, cách lỗ hậu môn khoảng 2-3cm và có hai hàng vú 4-6 vú, nổi rõ phía dưới bụng thì đó là nhím cái.
(Nguồn tin: NTNN)
Các bài viết khác...
- - Mô hình nuôi nhím trong hộ dân ở thành phố
- - Mô hình nuôi tắc kè hoa của một nông dân
- - Cà Mau: Đột phá lúa – tôm
- - Kinh nghiệm nuôi rắn hổ mang và hổ trâu
- - Nuôi lợn tập trung an toàn sinh học
- - 6 bệnh ở thỏ
- - Nuôi nhím làm giàu
- - Những bệnh thường gặp trên ếch nuôi
- - Qui trình công nghệ chế biến rơm theo phương pháp đóng bánh
- - Mô hình nuôi dê - cá an toàn sinh học
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...